Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ: Chăm lo học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với hơn 75% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy Hoàng Quốc Phong-giáo viên Tổng phụ trách Đội-cho hay: Toàn trường có 26 lớp với 576 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được chia thành 2 điểm trường. Trước đây, nhà trường xây dựng khu nội trú tại điểm trường THCS nhưng sau đó bị bỏ trống vì nằm khá xa khu dân cư. Do vậy, năm học 2019-2020, nhà trường quyết định cải tạo lại 2 phòng ở tập thể của giáo viên tại điểm trường Tiểu học (ngay trong khu dân cư) để làm khu nội trú cho các em.
Theo đó, các thầy-cô giáo tham gia dọn vệ sinh, sơn mới tường nhà, sửa chữa từng chốt cửa, khu vực vệ sinh và di dời giường ngủ về khu nội trú mới nhằm đảm bảo thuận tiện cho các em trong sinh hoạt. Đến nay, khu nội trú có 28 em (từ lớp 5 đến lớp 9) thuộc các làng cách xa trường trên 10 km như: Krong Hra, Krong Ktu, Kruoi-Chai.
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) học bài ở khu nội trú. Ảnh: Nhật Hào
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Đào Duy Từ (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) học bài ở khu nội trú. Ảnh: Nhật Hào
Cũng theo thầy Phong, các em ở lại khu nội trú đều có hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho học sinh, nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ về vật chất. Theo đó, Hội Khuyến học xã Yang Bắc góp 10 triệu đồng cùng các nhà hảo tâm đóng góp thêm kinh phí để xây dựng khu nhà bếp, mua bổ sung các vật dụng sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho học sinh.
Em Đinh Thanh (lớp 7) chia sẻ: “Nhà em ở làng Krong Hra, cách trường hơn 12 km. Vì vậy, em thường dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đi học. Được các thầy-cô tạo điều kiện về nơi ở, chúng em đỡ vất vả hơn”. Tương tự, em Đinh Thị Quyên (lớp 8) vui vẻ nói: “Trước đây, em thường phải dậy sớm rồi đi bộ đến trường. Từ ngày có khu nội trú, việc học tập của em thuận lợi hơn. Nhà trường cũng quan tâm kêu gọi hỗ trợ về gạo và nhu yếu phẩm nên học sinh đỡ chật vật hơn”.
Câu lạc bộ Tấm lòng vàng thị xã An Khê tặng gạo và nhu yếu phẩm cho nhà trường để hỗ trợ các em tại khu nội trú...
Câu lạc bộ Tấm Lòng Vàng thị xã An Khê tặng gạo và nhu yếu phẩm cho nhà trường để hỗ trợ các em tại khu nội trú. Ảnh: Nhật Hào
Trao đổi với P.V, thầy Lý Giang Hùng-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Ngoài cải tạo lại khu nội trú và kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp về nhu yếu phẩm, nhà trường cũng cắt cử giáo viên thay phiên trực, phối hợp với bảo vệ nhà trường quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh. Từ khi có khu nội trú, việc đi lại, học tập của các em thuận tiện hơn và đảm bảo việc duy trì sĩ số. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay vẫn là kinh phí duy trì việc ăn uống hàng ngày của các em.
“Ngoài suất hỗ trợ mỗi tháng trị giá 2 triệu đồng từ Câu lạc bộ Tấm Lòng Vàng thị xã An Khê, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã kêu gọi cán bộ, giáo viên quyên góp thêm. Song về lâu dài, nhà trường rất mong nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của các tổ chức, cá nhân để giúp các em khắc phục khó khăn, yên tâm học tập”-thầy Hùng nêu nguyện vọng. 
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.