Trung Quốc: Vi khuẩn Trái Đất có thể giúp phi hành gia trồng cây trên Mặt Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các nhà khoa học, sự kết hợp của 3 loại vi khuẩn Bacillus, Bacillus megaterium và Pseudomonas fluorescens có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy thực vật phát triển trên Mặt Trăng.

Theo các nhà khoa học, sự kết hợp của 3 loại vi khuẩn Bacillus, Bacillus megaterium và Pseudomonas fluorescens có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy thực vật phát triển trên Mặt Trăng.

Nguồn: universemagazine

Nguồn: universemagazine

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học nông nghiệp Trung Quốc đã phát hiện ra rằng vi khuẩn ở Trái Đất có thể giúp các phi hành gia trồng cây trên Mặt Trăng.

Theo một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Communications Biology mới đây, nhóm nghiên cứu - do Phó Giáo sư Tôn Chấn Tài thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đứng đầu - đã phát hiện ra rằng sự kết hợp của 3 loại vi khuẩn phổ biến trên Trái Đất là Bacillus, Bacillus megaterium và Pseudomonas fluorescens có thể làm tăng nồng độ phốtpho trong môi trường đất Mặt Trăng giả định, qua đó tăng độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy thực vật phát triển trên Mặt Trăng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy 3 loại vi khuẩn trên (được sàng lọc từ tổng cộng 5 loại vi khuẩn tiềm năng) có thể làm tăng gấp đôi lượng phốtpho - chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật có trong đất - mà cây trồng có thể hấp thu từ 10 đến 21 ngày.

Các nhà khoa học đã trồng một loài cây bản địa thuộc họ cây thuốc lá Nicotiana benthamiana trên đất Mặt Trăng giả định được cấy 3 loại vi khuẩn nêu trên.

Sau 18 ngày, họ quan sát thấy rằng các bộ phận thân và rễ của cây trở nên dài hơn, trong khi các cụm lá rộng hơn và nặng hơn.

Sau 24 ngày, những cây này cũng có lượng chất diệp lục cao hơn 104% so với cây được trồng trên đất Mặt Trăng giả định không được cấy 3 vi khuẩn kể trên.

Phó Giáo sư Tôn Chấn Tài khẳng định kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì sự sống cơ bản của các phi hành gia trên Mặt Trăng trong tương lai.

Vì thực vật có thể cung cấp thực phẩm và oxy, thúc đẩy chu trình vật chất của các hệ sinh thái khép kín, việc xây dựng các nhà kính trồng cây trên Mặt Trăng sẽ trở thành những cơ sở vật chất không thể thiếu tại các căn cứ trên hành tinh này trong tương lai.

Việc cải thiện độ phì nhiêu của đất trên Mặt Trăng có thể giúp các trang trại nhà kính trên hành tinh này tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, giúp các căn cứ duy trì sự sống, thay vì phải vận chuyển một lượng lớn đất, phân bón… từ Trái Đất lên không gian.

Ông Tôn Chấn Tài nhấn mạnh: “Hầu hết các loại cây hiện được trồng trên Trái Đất trong tương lai đều có thể được trồng trong nhà kính trên Mặt Trăng. Thậm chí có thể sử dụng các vi sinh vật khác nhau để biến đổi đất trên Mặt Trăng thành các trạng thái khác nhau phù hợp với sự phát triển của các loại thực vật khác nhau, cung cấp nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đa dạng cho các phi hành gia làm việc tại các căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai."

Hồi tháng 7 vừa qua, Văn phòng Công trình Hàng không Vũ trụ có người lái Trung Quốc thông báo nước này đặt mục tiêu đưa một phi hành đoàn lên Mặt Trăng vào năm 2030, sau đó xây dựng một căn cứ trên bề mặt Mặt Trăng để tiến hành thăm dò và nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

null