Trung Quốc treo thưởng lớn để tìm tượng Phật 1.000 năm bị trộm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cảnh sát Tứ Xuyên, Trung Quốc treo thưởng 50.000 nhân dân tệ để hỗ trợ tìm kiếm các bức tượng Phật 1.000 năm tuổi bị đánh cắp.

 Tượng Phật 1.000 năm tuổi ở Trung Quốc bị đánh cắp. Ảnh chụp màn hình Sina Weibo
Tượng Phật 1.000 năm tuổi ở Trung Quốc bị đánh cắp. Ảnh chụp màn hình Sina Weibo


Hoàn cầu Thời báo đưa tin, cảnh sát thành phố Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc sẽ thưởng tới 50.000 nhân dân tệ (tương đương 7.718 USD) cho người cung cấp thông tin có thể giúp tìm kiếm một số bức tượng Phật nghìn năm tuổi bị đánh cắp ở danh lam thắng cảnh Foziyan, huyện Vượng Thương.

Cảnh sát huyện Vượng Thương ra thông báo treo thưởng vào ngày 9.8, nói rằng một số tượng Phật và một số đầu tượng Phật bằng đá đã bị đánh cắp. Để phá án trong thời gian sớm nhất, cơ quan chức năng ra thông báo rộng rãi trong quần chúng nhân dân và tuyên bố những người cung cấp manh mối quan trọng sẽ được trọng thưởng lên tới 50.000 nhân dân tệ.

Một nhân viên họ Ren của Sở Văn hoá Quảng Nguyên nói với Hoàn cầu Thời báo hôm 17.8 rằng, khó có thể ước tính thiệt hại của những bức tượng bị đánh cắp vào lúc này và liệu những bức tượng có thể được phục hồi hay không sẽ do các chuyên gia về di tích văn hóa quyết định.

Một cảnh sát tên Liu phụ trách vụ án cho biết, cơ quan chức năng đã được cung cấp manh mối kể từ khi ban hành thông báo treo thưởng, nhưng vụ việc vẫn đang được điều tra.

Theo cơ quan bảo tồn di tích văn hóa huyện Vượng Thương, họ phát hiện một số tượng Phật bị mất tích trong một cuộc kiểm tra định kỳ vào cuối tháng Giêng năm nay và đã báo cáo vụ việc với cảnh sát.

Các bức tượng Phật trên vách núi Fozishan có từ thời nhà Đường (618-907) cách đây hơn 1.000 năm, được xếp hạng là di tích văn hóa Trung Quốc cấp tỉnh.

Cảnh sát địa phương đã tìm ra manh mối về những bức tượng bị đánh cắp vào đầu tháng Ba. Tổng cộng có 15 thông tin về những bức tượng bị đánh cắp đã được công bố.

Những bức ảnh chụp tượng Phật bị mất đầu do cảnh sát công bố cho thấy có những vết cắt rõ ràng, được phun sơn xanh

Theo Red Star News, các bức tượng nằm trong vùng núi thưa thớt dân cư với rừng rậm, bao quanh là những bức tường rào có khóa được xây dựng cách đây khoảng 10 năm. Camera giám sát đã được lắp đặt xung quanh các bức tường rào vào tháng Ba và tháng Tư năm nay. Hiện tại, tất cả mọi người đều bị cấm vào danh lam thắng cảnh Foziyan.

Một cuộc khảo sát khảo cổ học do Bảo tàng chùa Phật giáo Quảng Nguyên và Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa thành phố Thành Đô phối hợp thực hiện cho thấy tượng Phật ở Foziyan là tượng Phật lớn nhất ở huyện Vượng Thương.

https://laodong.vn/the-gioi/trung-quoc-treo-thuong-lon-de-tim-tuong-phat-1000-nam-bi-trom-943279.ldo

Theo SONG MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.