Trung Quốc ngừng mua khoai lang, Vĩnh Long "cầu cứu" Bộ Nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho rằng, nguyên nhân khoai lang giảm giá mạnh là do phía thị trường Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.
Hôm nay (30.10), thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan này vừa có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề nghị bổ sung mặt hàng nông sản khoai lang của tỉnh Vĩnh Long vào danh mục hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Người dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) thu hoạch khoai lang (Ảnh: Huỳnh Xây)
Người dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) thu hoạch khoai lang (Ảnh: Huỳnh Xây)
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, khoai lang là một trong ba cây trồng chủ lực được tỉnh Vĩnh Long lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển trong thời gian tới (vùng sản xuất tập trung tại huyện Bình Tân và vùng phụ cận). Hiện sản phẩm này chiếm tỷ trọng hơn 8,15% giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh.
UBND tỉnh Vĩnh Long cũng cho biết, từ năm 2012 đến nay, diện tích khoai lang của tỉnh được duy trì, phát triển ổn định từ 10.000 - 14.500ha, đạt năng suất bình quân đạt 25- 30 tấn/ha, sản lượng đạt từ 300.000 - 400.000 tấn/năm.  Trong giai đoạn trên, giá khoai được duy trì ở mức khá cao, đảm bảo cho người trồng có lợi nhuận (từ 350 nghìn đến 1 triệu đồng/tạ)
Điều đáng quan tâm là thị trường tiêu thụ sản phẩm này trong nhiều năm qua chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Hơn nữa, những tháng cuối năm 2018, giá khoai liên tục giảm mạnh, chỉ còn từ 230 nghìn - 280 nghìn đồng/tạ, thấp hơn giá thành sản xuất, làm cho người trồng bị thua lỗ. "Nguyên nhân chủ yếu của các đợt giảm giá mạnh là do phía thị trường Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu" - UBND tỉnh Vĩnh Long nhận định.
Trước thực trạng trên, để giúp cho mặt hàng nông sản khoai lang của tỉnh phát triển ổn định và bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Chính phủ và có ý kiến với các Bộ, ngành liên quan đàm phán, thỏa thuận với phía Trung Quốc đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.
UBND tỉnh Vĩnh Long rất mong Bộ NNPTNT quan tâm, đề xuất Thủ tướng Chính phủ để sớm đưa sản phẩm khoai lang vào danh mục hàng hóa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Từ đó, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
Huỳnh Xây (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null