Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những quốc gia dẫn đầu về IP, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng bằng sáng chế có hiệu lực trong năm 2020, tiếp đến là Đức, Mỹ và Hàn Quốc.

Ảnh minh họa. Nguồn: pymnts.com
Ảnh minh họa. Nguồn: pymnts.com
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) ngày 8/11 cho biết Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong năm 2020 khi có đến 1,5 triệu đơn đăng ký bằng sáng chế, cao gấp 2,5 lần so với Mỹ, quốc gia đứng thứ hai thế giới về lượng bằng sáng chế.
Theo ấn bản “Các chỉ số sở hữu trí tuệ thế giới” năm 2021 của WIPO, lượng đơn đăng ký cấp bằng sáng chế quốc tế đã tăng trở lại trong năm 2020 sau khi lần đầu tiên giảm trong một thập kỷ qua vào năm 2019.
Đà tăng trưởng của lượng bằng sáng chế được thúc đẩy nhờ đà tăng trưởng dài hạn ở Trung Quốc cũng như gia tăng hoạt động sở hữu trí tuệ ở các quốc gia châu Á khác.
Lượng đăng ký bằng sáng chế của châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (IP) thế giới trong năm 2020, tăng đáng kể so với tỷ lệ 51,5% của năm 2010.
Trong những quốc gia dẫn đầu về IP, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng bằng sáng chế có hiệu lực trong năm 2020, tiếp đến là Đức, Mỹ và Hàn Quốc.
WIPO cho hay thế giới ước tính có khoảng 13,4 triệu đơn đăng ký nhãn hiệu cho 17,2 triệu loại hàng hóa và dịch vụ nộp trong năm 2020.
Số lượng các loại IP tăng đến 13,7% trong năm 2020, và qua đó ghi nhận đà tăng trưởng năm thứ 11 liên tiếp. Số loại hàng hóa đăng ký sở hữu tri tuệ của Trung Quốc ký lớn nhất vào khoảng 9,3 triệu loại, tiếp đến Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hà Chung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.