Trồng thủy canh tạo nguồn rau sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn tạo ra nguồn rau sạch, chất lượng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình vừa cung ứng cho thị trường, anh Nguyễn Hoàng Việt (tổ dân phố 2, phường An Bình, thị xã An Khê) đã đầu tư 120 triệu đồng xây dựng hệ thống trồng rau theo phương pháp thủy canh rộng 100 m2. Lứa rau đầu tiên được thu hoạch chỉ sau 40 ngày xuống giống.

Theo anh Việt, ai cũng muốn có rau sạch để sử dụng trong thời buổi thực phẩm mất an toàn. Ở  khu vực thị xã An Khê hay các huyện lân cận, rau rất nhiều nhưng rau sạch thì vẫn khó kiếm. Vì vậy, anh đã quyết định đầu tư mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. “Có thể với người quen lối canh tác truyền thống và chịu áp lực thị trường sẽ khó dám đầu tư 120 triệu đồng cho 100 m2 nhà màng để trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Nhưng tôi nghĩ, sản phẩm sạch sẽ có giá trị xứng đáng. Đầu tư vào nông nghiệp tuy lợi nhuận không cao nhưng tính bền vững thì rất cao”-anh Việt chia sẻ.

 

Anh Nguyễn Hoàng Việt kiểm tra lứa cải bẹ dún sắp tới ngày thu hoạch. Ảnh: L.H
Anh Nguyễn Hoàng Việt kiểm tra lứa cải bẹ dún sắp tới ngày thu hoạch. Ảnh: L.H

Ý tưởng trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh được anh Việt nhắm tới từ rất lâu. Trước đây, anh từng có dịp đi công tác chung với đoàn của Sở Khoa học và Công nghệ nên có cơ hội tiếp cận với nhiều mô hình sản xuất mới. “Chuyến thực tế tại Đà Lạt, tôi được tham quan, tìm hiểu về quy trình canh tác rau thủy canh. Trở về, tôi quyết định bắt tay vào làm.  Đến nay, lứa rau cải và xà lách đầu tiên do chính tay tôi trồng và chăm sóc đã được thu hoạch”-anh Việt cho biết.

Khu nhà màng trồng rau thủy canh của anh Việt được bố trí ngay phần sân nhà một người thân của anh. Tất cả đều được thi công chắc chắn, kỹ lưỡng từ hệ thống khung, màng phủ ni lông, lưới chống côn trùng, lưới giảm ánh sáng… “Đặc trưng lớn nhất của rau thủy canh là không sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất tự nhiên mà thay vào đó là môi trường nước. Ở đây, tôi áp dụng mô hình thủy canh hồi lưu, tức là máy sẽ tự bơm nước dẫn vào hệ thống ống tưới và cung cấp đến từng cây rau nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển”-anh Việt mô tả. Toàn bộ hệ thống ống dẫn nước để trồng rau đặt cách mặt đất 1 mét, dưới nền sân trát xi măng. Phía bên ngoài được bao phủ bằng hệ thống nhà màng để ngăn sự xâm nhập của côn trùng gây hại cũng như các nguồn lây bệnh. Với mô hình trồng rau thủy canh, người trồng hoàn toàn không phải tốn công làm cỏ, làm đất và đặc biệt, với sự ngăn chặn kỹ càng nguồn lây bệnh từ đất, không khí, rau không cần đến thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất gây hại nào khác. Đây chính là lý do quan trọng nhất để có thể tạo ra sản phẩm rau sạch, an toàn cho người sử dụng.

Vừa qua, lứa rau đầu tiên trồng theo phương pháp thủy canh của anh Việt đã được thu hoạch. Giá rau thủy canh  trên  thị trường ở mức 30-35 ngàn đồng/kg rau cải bẹ dún, cải hoa hồng và 40-45 ngàn đồng/kg xà lách xoăn, xà lách tím. Rau được thu hoạch, sơ chế và đóng gói sạch sẽ, có nhãn hiệu ghi rõ “Rau sạch thủy canh An Khê” trên bao bì cùng địa chỉ để người tiêu dùng có thể đến tận nơi tham quan, mua hàng.

“Khi triển khai mô hình, tôi có lập trang facebook riêng để quảng bá. Ngay đợt thu hoạch đầu tiên, hơn 3 tạ rau đã được khách hàng ủng hộ  mua hết, nhiều đơn hàng đành hẹn lứa sau. Tôi cảm thấy rất vui, phần vì công sức được đền đáp, phần vì nhận thấy tín hiệu khả quan từ người tiêu dùng đã quan tâm đến các sản phẩm rau sạch, tức là quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của chính mình. Trước mắt, tôi sẽ trồng gối vụ các loại rau thông dụng như: cải, muống, dền, xà lách… trên phần diện tích sẵn có và tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 200 m2 nhà màng để mở rộng sản xuất, tạo nguồn cung cấp rau sạch ra thị trường An Khê và các vùng lân cận với khối lượng ổn định, sau đó mới tính xa hơn. Nhưng trước tiên, tôi phải thực hiện thủ tục công nhận đạt các chuẩn về chất lượng sản phẩm để tiến xa hơn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng uy tín và đến với người tiêu dùng”-anh Việt chia sẻ dự định.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.