Trồng thứ bắp tên sang chảnh, ăn sống ngay tại ruộng, 1 nông dân Đồng Nai trúng lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với 8 sào đất trồng bắp "Nữ hoàng đỏ” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, anh nông dân Ngô Đình Trí (xã Bảo Quang, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) thu về hơn 200 triệu đồng/năm.



Anh Ngô Đình Trí (xã Bảo Quang, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) hiện đang trồng 8 sào bắp "Nữ hoàng đỏ".

 

Anh Ngô Đình Trí (xã Bảo Quang, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) và rẫy bắp
Anh Ngô Đình Trí (xã Bảo Quang, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) và rẫy bắp "Nữ hoàng đỏ" đang chuẩn bị thu hoạch.



Giống bắp "Nữ hoàng đỏ" này có xuất xứ từ Thái Lan và là mô hình trồng bắp "độc, lạ" đầu tiên trên địa bàn TP.Long Khánh.

Theo anh Trí, trong một lần đi du lịch Thái Lan, thấy giống bắp lạ và đẹp, anh mua hạt giống về trồng. Đến nay, anh đã trồng bắp "Nữ hoàng đỏ" được đợt thứ 3 và cho kết quả khá khả quan.

Bắp "Nữ hoàng đỏ" còn được nhiều người gọi là bắp tím, có thể ăn sống trực tiếp sau khi hái mà không cần luộc hoặc nướng.

Màu của bắp "Nữ hoàng" đỏ đậm (nhiều người còn gọi là tím), ăn ngọt, có thể dùng ăn sống hoặc nấu cách thủy.

Anh Trí cho biết thêm, giống bắp "Nữ hoàng" này chứa sắc tố anthocyanin (chống oxy hóa) có lợi cho cơ thể người dùng.

Theo tính toán của anh Trí, nếu trồng bắp thường, trừ hết chi phí, nông dân thu lãi khoảng 30 triệu/ha/năm.

"Đây là giống bắp có lợi nhuận bình quân đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/vụ", anh Trí đánh giá.

Tuy nhiên, trồng loại bắp "Nữ hoàng đỏ" này khá cực so với loại bắp thường. Bắp "Nữ hoàng đỏ" từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 65-70 ngày.

Trồng loại bắp "Nữ hoàng đỏ" này khá cực công so với loại bắp thường bởi phải ươm giống trong khay riêng.


 

 Giá bán bắp
Giá bán bắp "Nữ hoàng đỏ" luôn cao gấp 3-4 lần bắp thường.



Giống bắp ươm được khoảng 1 tuần đem ra đặt xuống ruộng. Ruộng bắp phải được phân lô, có rãnh thoát nước để tránh ngập úng. Khâu quan trọng khác là phải đắp đất vào gốc để giữ cho cây vững, bám đất, không đổ ngã.

Do bắp có thể ăn sống nên anh Trí phải tạo ra sản phẩm sạch nhằm bảo đảm sức khỏe người dùng. Vì vậy, trong suốt quá trình canh tác, anh Trí áp dụng theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ như dùng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu, rầy.

Anh Trí cho biết thêm, bắp "Nữ hoàng" có năng suất trung bình khoảng 10-12 tấn/ha.


 

 Phải trồng luân phiên anh Trí mới có đủ bắp
Phải trồng luân phiên anh Trí mới có đủ bắp "Nữ hoàng đỏ" cung cấp thường xuyên cho thị trường.


"Hiện, bắp "Nữ hoàng đỏ" nhà tôi trồng không đủ cung cấp cho thị trường. Tới đây tôi sẽ trồng luân phiên cứ bình quân 10 ngày xuống giống một lần trên diện tích 8 sào đất để có bắp cho thị trường tiêu thụ", anh Trí thổ lộ.

Theo anh Trí, sản phẩm bắp "Nữ hoàng" của anh đã được vào hệ thống siêu thị.

Hiện, tại một số siêu thị ở TP.HCM, mỗi trái "bắp nữ hoàng" có giá 15.000-17.000 đồng/trái, cao gấp 3-4 lần so với các loại bắp thường.

https://danviet.vn/trong-thu-bap-ten-sang-chanh-an-song-ngay-tai-ruong-1-nong-dan-dong-nai-trung-lon-20200801155919041.htm

Theo Trần Cửu Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.