Trồng thanh long trên giàn sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xã Nam Hà, huyện Lâm Hà là địa phương trồng thanh long trọng điểm của Lâm Đồng, với giống thanh long ruột đỏ ngọt đậm đà. Bà con học kỹ thuật trồng thanh long từ các vùng trồng nổi tiếng như Bình Thuận, Ninh Thuận. Hiện tại, thay vì trồng thanh long trên các trụ xi măng truyền thống, nông dân Nam Hà đang chuyển sang canh tác thanh long trên giàn sắt, một kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế khả quan.

Trồng thanh long trên giàn sắt chữ T nhà anh Trần Văn Dũng
Trồng thanh long trên giàn sắt chữ T nhà anh Trần Văn Dũng
Anh Trần Văn Dũng ở xã Nam Hà, huyện Lâm Hà là người đầu tiên mạnh dạn áp dụng phương pháp trồng thanh long ruột đỏ trên giàn. Mô hình này anh học tập ở một số nơi và được chuyển giao kỹ thuật bởi Công ty Minh Phát Daklak, đơn vị được địa phương mời chuyển giao những kỹ thuật mới cho bà con trồng thanh long tại Nam Hà. Mặc dù còn bỡ ngỡ, nhưng với cách trồng này thì những ưu điểm được thể hiện rõ rệt hơn. Giàn sắt hình chữ T được dựng dài, thanh long mọc leo trên giàn, thay vì leo trên các trụ bê tông. Nếu như trồng thanh long theo phương pháp truyền thống bằng trụ bê tông, mỗi trụ cách nhau tới 3 m, nay áp dụng kỹ thuật mới trồng theo giàn chữ T, mỗi gốc chỉ cách nhau 0,4 m, vừa tiết kiệm diện tích đất lại giảm công chăm sóc.
Anh Trần Văn Dũng chia sẻ: “Trồng thanh long trên trụ sắt chữ T mình có thể chăm sóc theo hàng rất dễ dàng, lắp béc tưới phun tự động cũng dễ. Khi chăm sóc hay thu hoạch chỉ cần đi thẳng giữa các hàng, không cần đi quanh gốc. Năng suất thì cao hơn rõ rệt, trồng trên trụ thì 1 sào chỉ trồng khoảng 400 gốc, nay trồng trên giàn được cả ngàn gốc”. Trên cùng một diện tích đất, trồng thanh long trên giàn sắt chữ T cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần so với trồng thanh long trên trụ bê tông.
Ông Đậu Chí Thanh, đại diện Công ty Minh Phát Daklak, đơn vị chuyển giao những kỹ thuật mới cho bà con cho biết, trồng thanh long trên giàn chữ T là kỹ thuật trồng thanh long mới nhất đang được chuyển giao cho bà con nông dân. Ông Thanh đánh giá: “Trồng thanh long trên giàn sắt chữ T ngoài việc số lượng hom tăng lên còn rất nhiều lợi ích như ánh sáng phân bố đều nên thanh long ra cành nhiều hơn, từ đó ra trái nhiều hơn. Bà con lại có thể áp dụng chăm sóc hiện đại như làm cỏ, bỏ phân bằng máy, nhiều nông hộ còn trồng cây trồng ngắn ngày xen giữa các luống thanh long thời kì kiến thiết. Ánh sáng đủ, chăm sóc dễ, thanh long trồng trên giàn sắt chữ T cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh, màu trái đẹp”. 
Mặc dù chi phí cho việc làm giàn thanh long trên giàn sắt chữ T theo tính toán là cao hơn so với làm trụ bê tông, tuy nhiên, ở các tỉnh như Tiền Giang, Long An, Bình Thuận... hiệu quả của việc trồng thanh long theo giàn đã được đánh giá thực tế qua vài năm trở lại đây. Việc bà con nông dân ở Nam Hà dần tiếp cận những kỹ thuật mới trong việc trồng thanh long ruột đỏ sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng cho loại cây trồng đang dần trở thành cây chủ lực của nông dân trên địa bàn xã. Hiện, một số diện tích thanh long ruột đỏ ở Nam Hà đã có chứng nhận VietGAP. Trong những năm gần đây, trái thanh long Nam Hà luôn được bán với giá khá ổn định, từ 15 - 30.000 đồng/kg, một mức thu nhập không phải là thấp đối với người nông dân. Vì vậy, ứng dụng những kỹ thuật mới trong canh tác không những giúp bà con ổn định sản xuất mà còn giúp bà con giảm thiểu được chi phí chăm sóc, giảm rủi ro và hao hụt, nâng cao chất lượng nông sản, từ đó khẳng định được giá trị của trái thanh long tại vùng đất Nam Hà. 
Theo DIỆP QUỲNH (baolamdong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.