Trồng quả đỏ như gấc, giống xuất xứ từ Nhật, thu nửa tỷ đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với 1ha đất trồng dâu tây giống Nhật Bản, sau mỗi vụ thu hoạch đã mang lại cho gia đình chị Nguyễn Thị Bảy, tiểu khu 14 (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nguồn thu hơn 500 triệu đồng từ việc bán quả dâu tây chín đỏ như màu quả gấc này.

 

Đến với vườn dâu tây của chị Nguyễn Thị Bảy, tiểu khu 14, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước vườn dâu tây xanh bạt ngàn được lên luống và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động giữa cao nguyên. Từng luống dâu tây đều sai trĩu quả màu đỏ chót, tỏa hương thơm nức mũi khi chúng tôi dạo bước tham quan trải nghiệm tại vườn.

 

Nhờ cách chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật, vườn dâu tây của chị Bảy luôn xanh tốt.
Nhờ cách chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật, vườn dâu tây của chị Bảy luôn xanh tốt.



Đang thoăn thoắt hái dâu tây giữa vườn, chị Bảy nhìn thấy chúng tôi mừng rỡ đứng lên vì đã có khách mở hàng cho chị vào buổi sáng sớm. Chị Bảy nói: “Các anh đến mua nhiều dâu tây không? Năm nay thời tiết ủng hộ, nên các luống dâu tây đều cho quả to và đẹp. Các anh cứ lấy rổ tự hái và chọn quả, giá cả tôi sẽ không lấy đắt đâu”.

Nghe đến đây, chúng tôi cười và nói: “Dâu tây chúng tôi sẽ mua, nhưng chị có thể cho biết cơ duyên nào đưa chị đến với nghề trồng dâu tây và chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc dâu tây được không”.


 

Chị Bảy lắp đặy hệ thống nước tự động và hệ thống phun quay khắp vườn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Chị Bảy lắp đặy hệ thống nước tự động và hệ thống phun quay khắp vườn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu.



Chị Bảy đáp: “Tôi đến với nghề dâu tây đơn giản lắm, tất cả cũng vì mong muốn có thu nhập ổn định và làm giàu thôi. Tôi làm vườn cũng được nhiều năm nay, nhận thấy địa phương có nhiều điểm tham quan du lịch, nhu cầu thưởng thức hoa quả và trải nghiệm của du khách khá cao, tôi mua 300 cây dâu tây Ha Na giống xuất xứ từ Nhật bản ở xã Đông Sang về trồng thử. Sau đó thấy cây phát triển đều và tốt, tôi lên mạng học kinh nghiệm chăm sóc, rồi tự nhân giống dâu tây trồng trên 1ha vườn”.

 

Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Ha Na có xuất xứ từ Nhật Bản do chị trồng được nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.
Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Ha Na có xuất xứ từ Nhật Bản do chị trồng được nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.



Theo kinh nghiệm của chị Bảy: "Khâu quan trọng quyết định đến sự phát triển của dâu tây, chính là khâu chọn giống. Cây giống phải khỏe mạnh mới có khả năng đề kháng bệnh cao. Khi làm đất phải đảm bảo độ tơi xốp, đất đã làm sạch, bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó, mà vườn dâu tây của gia đình tôi luôn cho sai quả và không hay bị sâu bệnh”.

 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Bảy còn tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân địa phương với mức lương từ 4 triệu - 5 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Bảy còn tạo công ăn việc làm cho 10 công nhân địa phương với mức lương từ 4 triệu - 5 triệu đồng/tháng.



Vườn dâu tây của chị Bảy sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên chất lượng quả luôn bảo đảm yếu tố sạch và an toàn. Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Ha Na do chị trồng được nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch, rất đông khách hàng và thương lái ngoài huyện, thành phố đến vườn thu mua nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.

 

 Chị Bảy sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên chất lượng quả luôn bảo đảm yếu tố sạch, được nhiều khách hàng và thương lái đến thu mua.
Chị Bảy sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên chất lượng quả luôn bảo đảm yếu tố sạch, được nhiều khách hàng và thương lái đến thu mua.


Để giảm sức lao động, tăng năng suất cây trồng, chị Bảy tiến hành tỉa lá; đầu tư vốn lắp đặt đường ống tưới nhỏ giọt, đường ống tưới phun quay khắp vườn. Mỗi ngày chị tưới nước từ 2 - 3 lần, tùy theo điều kiện để chị điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Mùa dâu tây kéo dài khá lâu, khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau nên gần như cho thu nhập đều mỗi tháng.

Chị Bảy cho biết: “Từ khi tôi trồng dâu tây, gia đình tôi chưa bao giờ phải lo lắng đầu ra cho sản phẩm. Tôi bán lẻ với giá 300.000 đồng/kg, bán buôn 200.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm tôi lãi hơn 500 triệu đồng, giờ đây cuộc sống của gia đình đã có thu thập cao, ổn định và dư giả lên nhiều”.


 

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/trong-qua-do-nhu-gac-giong-xuat-xu-tu-nhat-thu-nua-ty-dong-nam-1073438.html


Theo Hà Hoàng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.