Theo đó, JCG đã thông báo xác định 3 vùng nguy hiểm trên biển được cho là khu vực nơi mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi. Trong đó, 2 vùng ở phía Tây bán đảo Triều Tiên, vùng còn lại ở phía Đông đảo Luzon của Philippines. Tuy nhiên, phía Bình Nhưỡng chưa chính thức xác nhận kế hoạch nêu trên.
Trước đó, ngày 1-4, Triều Tiên tuyên bố sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực không gian và tái khẳng định kế hoạch phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm nay, sau khi đưa vệ tinh đầu tiên thuộc loại này vào quỹ đạo hồi tháng 11-2023.
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đẩy mới Chollima-1, đưa vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo từ Bãi phóng vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Ảnh: TTXVN |
Triều Tiên lại phóng hàng loạt tên lửa ra vùng biển phía Đông
Hàn Quốc chỉ trích vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Triều Tiên đã phóng tên lửa Malligyong-1 vào năm ngoái sau 2 lần thử thất bại vào tháng 5 và tháng 8 cùng năm. Bình Nhưỡng được cho là có kế hoạch đưa thêm 3 vệ tinh do thám vào quỹ đạo trong năm 2024.
Trước tình hình trên, trong một cuộc điện đàm, các quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý kêu gọi Chính phủ Triều Tiên đình chỉ kế hoạch phóng vệ tinh này vì bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều sẽ bị coi là vi phạm các nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc.
Triều Tiên đã phóng vệ tinh do thám đầu tiên vào tháng 11-2023, hành động bị Mỹ và các đồng minh lên án. Các chuyên gia nhận định vệ tinh do thám có thể cải thiện khả năng thu thập thông tin tình báo của Bình Nhưỡng, đặc biệt là về Hàn Quốc và cung cấp dữ liệu quan trọng trong bất kỳ xung đột quân sự nào.