Triển lãm về Hồ Chí Minh và di sản Hán Nôm tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 16-5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc 2 triển lãm chuyên đề: “Đường cách mạng-Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Dự khai mạc có bà Đỗ Thị Thu Hằng-Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội); đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; Ban quản lý một số đình, miếu tại thị xã An Khê và đông đảo học sinh trên địa bàn TP. Pleiku.

dscf5287-2.jpg
Bảo tàng tỉnh Gia Lai khai mạc 2 triển lãm chuyên đề. Ảnh: Hoàng Ngọc

Triển lãm “Đường cách mạng-Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” diễn ra từ ngày 16-5 đến hết ngày 10-6, giới thiệu hơn 250 hình ảnh, tư liệu, trích dẫn quý, được bố cục thành 4 phần: Từ hai bàn tay trắng gây dựng tổ chức cách mạng; Trăm ơn-Cùng chung mối thù, đoàn kết chống ngoại xâm; Ngàn nghĩa-Giúp đỡ lẫn nhau và mối quan hệ thân thiết; Tinh thần hữu nghị, quang vinh muôn đời.

Triển lãm tái hiện sinh động hành trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, những cống hiến to lớn của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong xây dựng tình hữu nghị Việt-Trung.

dscf5301-2.jpg
Đông đảo học sinh tìm hiểu về con đường cách mạng của Bác Hồ qua triển lãm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Triển lãm “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” giới thiệu đến công chúng 435 tư liệu, hiện vật và hình ảnh tiêu biểu. Nội dung trưng bày bao gồm toàn bộ sắc phong thần tại các đình làng, các sắc lệnh-sắc phong cho cá nhân, phần lớn địa bạ cổ còn lưu giữ tại tư gia, cùng hàng trăm hoành phi, câu đối, bia ký tại chùa chiền, miếu mạo, tư gia, lăng mộ trên địa bàn tỉnh.

Không gian trưng bày được chia thành hai phần: Không gian ngoài trời trưng bày 83 khung với 240 ảnh giới thiệu di sản Hán Nôm trong 4 không gian sinh tồn: đình miếu, chùa chiền, tư gia và mộ địa.

Không gian trong nhà trưng bày 56 khung ảnh với 118 tư liệu về hệ thống sắc phong, địa bạ; 50 hiện vật gốc, 7 bộ hiện vật phục chế và 20 tài liệu Hán Nôm các loại.

img-2285.jpg
Không gian trưng bày ngoài trời của triển lãm di sản Hán Nôm thu hút sự quan tâm của học sinh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đây là lần đầu tiên di sản tư liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai được khảo sát, sưu tầm, phân loại và giới thiệu một cách có hệ thống, quy mô, trải rộng tại cả 17 huyện, thị xã, thành phố. Triển lãm là một nội dung trọng tâm của đề tài cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Bảo tàng tỉnh chủ trì thực hiện.

Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng 10-2025 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Trong thời gian này, một phần nội dung triển lãm sẽ được tổ chức lưu động tại thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa nhằm phục vụ người dân các địa phương không có điều kiện đến TP. Pleiku tham quan.

dscf5320-2.jpg
Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (thứ 3 từ phải qua)-chủ nhiệm đề tài Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai trực tiếp giới thiệu giá trị của di sản tư liệu đến công chúng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại lễ khai mạc, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai cho biết, 2 triển lãm là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), hướng tới 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2025); đồng thời kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Mùa hạ bình yên

Mùa hạ bình yên

(GLO)- Tôi thường kết thúc một buổi tối bằng vài phút ngồi yên trước khi đặt mình vào giấc ngủ. Ánh sáng của bóng đèn đêm phả dịu xuống là một bối cảnh nhẹ nhõm cho những nghĩ ngợi còn đọng lại sau cùng khi ngày vừa trôi.

Làm báo vùng khó

Làm báo vùng khó

(GLO)- Đã dấn thân vào nghề báo, ai cũng hiểu rõ những thử thách phải vượt qua, nhất là khi tác nghiệp ở vùng khó. Song chính khi đó, chúng tôi càng hiểu rõ hơn tình cảm mà người dân dành cho người cầm bút.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Chạm vào sách

Chạm vào sách

(GLO)- Tôi có thói quen đọc sách từ hồi còn nhỏ. Cứ đi đâu, làm gì thấy thuận tiện là tôi mang sách theo cùng. Trên chuyến tàu Bắc-Nam hay trên chuyến xe đường dài, trong ba lô của tôi luôn có một vài cuốn sách mới mua hay đọc nửa chừng.