Triển lãm “Dấu ấn đại ngàn” của họa sĩ Mai Quý Ngọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 21-12, triển lãm cá nhân “Dấu ấn đại ngàn” của họa sĩ Mai Quý Ngọc-hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai khai mạc tại Bảo tàng tỉnh.

img-9432.jpg
Khai mạc triển lãm ảnh "Dấu ấn đại ngàn". Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Dự khai mạc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo học sinh trên địa bàn TP. Pleiku.

“Dấu ấn đại ngàn” là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Mai Quý Ngọc, trưng bày 45 tác phẩm tranh sơn dầu được anh sáng tác trong hơn 20 năm qua. Các tác phẩm khai thác chủ đề văn hóa Tây Nguyên với những đặc trưng riêng trong trang phục, đời sống văn hóa, phong tục, lễ hội, cảnh sắc thiên nhiên, nếp sống đời thường…

Người thưởng lãm có thể tìm thấy những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, cảm nhận phong vị của một vùng đất thấm đẫm trong từng đường nét, mảng màu tươi sáng.

Triển lãm còn là sự tri ân của họa sĩ Mai Quý Ngọc với vùng đất giàu trầm tích văn hóa, là nơi đã nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật và giúp người nghệ sĩ trưởng thành trong từng chặng đường nghệ thuật.

Họa sĩ Mai Quý Ngọc (SN 1979) tốt nghiệp Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Anh tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật từ 2004 đến nay và có 5 lần tham gia triển lãm mỹ thuật nhóm. Trong suốt chặng đường hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Mai Quý Ngọc đạt gần 20 giải thưởng về văn học nghệ thuật trong tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Triển lãm “Dấu ấn đại ngàn” diễn ra đến 5-1-2025 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

null