Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.

Phòng họp thường trống không

9h sáng, chúng tôi có mặt ở Ban Tiền phương 3 (thuộc Ban QLDA các công trình điện miền Bắc, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức thi công cung đoạn đường dây 500kV khu vực tỉnh Nam Định) tại thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định khoảng 46km và phải xây dựng 119 cột, dài nhất tuyến Nam Định I - Phố Nối nên công việc của Ban là rất lớn, nhưng thời gian còn lại rất ngắn.

Anh Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Trưởng Ban là người đón chúng tôi. Căn phòng làm việc chung của Ban rộng rãi. Chiếc bàn lớn kê ở giữa với 2 hàng ghế ngay ngắn nhưng không có ai ngồi. “Ban có 8 người, nhưng anh em đi công trường cả rồi, có mình tôi túc trực ở đây để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Các cuộc họp nhanh của Ban đều được thực hiện online”, anh Hiển nói.

Anh Hiển cho hay, khi làm dự án, ai cũng nghĩ khó khăn nhất là khâu giải phóng mặt bằng nhưng đến nay, toàn bộ khâu này đã được giải quyết xong. Đó là nhờ nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân ủng hộ. Sau khi chủ trương dự án được phê duyệt vào khoảng tháng 12/2023, toàn bộ Ban Tiền phương 3 tập trung làm công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, Trưởng ban Phạm Văn Doanh trực tiếp xử lý công tác giải phóng mặt bằng tại 2 huyện Hải Hậu, Trực Ninh, anh Vũ Ngọc Thắng phụ trách huyện Nghĩa Hưng và anh Nguyễn Thế Chí phụ trách huyện Nam Trực. Anh Hiển nhìn nhận, người dân ở Nam Định đều đồng lòng ủng hộ. Nhiều trường hợp chưa cần phê duyệt đủ thủ tục đền bù, họ đã bàn giao mặt bằng để thực hiện thi công. “Có trường hợp, nhà biệt thự vừa ở được chưa lâu nhưng khi nắm bắt được tầm quan trọng của dự án, người dân cũng vui vẻ di dời để nhường cho đường điện. Đến đầu tháng 6 vừa rồi, công tác bàn giao mặt bằng đã hoàn tất, hành lang lưới điện đã được giao cho nhà thầu để thực hiện kéo dây”, anh Hiển chia sẻ.

Đến nay, toàn bộ phần móng cột đã hoàn thành xong phần bê tông (36 cột móng cọc và 85 cột móng bản) và chuyển sang giai đoạn dựng cột kéo dây. Trong đó, 39 vị trí đã hoàn thành phần dựng cột. “Hàng ngày, tôi sẽ đi dọc các tuyến, ghi nhận các vị trí thi công, xem có vướng mắc gì. Khó khăn nhất là việc vận chuyển các cột. Vì số lượng cột nhiều, khối lượng vật tư mỗi cột rất lớn nên trong quá trình vận chuyển có thể thiếu. Việc cán bộ ban đi địa bàn để nắm bắt kịp thời và có yêu cầu các đơn vị cấp vật tư bổ sung ngay. Chúng tôi phải điều tiết để người, vật tư và trang thiết bị đều phải sẵn sàng để dòng chảy công việc liên tục, không bị ngắt quãng trong giai đoạn gấp rút này”, anh Hiển chia sẻ.

Các vị trí cột đang được thi công gấp rút

Các vị trí cột đang được thi công gấp rút

Chúng tôi có mặt tại vị trí cột 4 thuộc xã Hải Ninh (huyện Hải Hậu). Đây là vị trí được bố trí xây dựng cột cao trên 50m, cần phải đưa cẩu 200 tấn vào công trường. Nhưng lối vào cột là đường dân sinh rất nhỏ, xe không vào được. “Chúng tôi phải đưa ra phương án đề nghị người dân cho chuyển cát, sỏi vào để làm đường tạm trước khi đưa thiết bị vào. Cũng may, người dân và lãnh đạo địa phương rất ủng hộ, đồng thuận nên việc dựng cột vẫn đang kịp tiến độ”, anh Hiển nói.

Chạy long sòng sọc

Chúng tôi có chuyến đi thực địa tiếp theo cùng anh Hiển đến vị trí 64, thuộc xã Nghĩa Đồng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Đây là vị trí néo góc, có 2 cột, một do bên Viettel thi công; một do Điện lực Hà Nội dựng thực hiện. Anh Hiển cho hay, hiện ở tỉnh Nam Định đang có khoảng 40 đơn vị hỗ trợ từ Tập đoàn Viettel, Công ty điện lực (EVN) các tỉnh… Và việc điều phối các vị trí, công việc của các đơn vị hỗ trợ cũng do Ban Tiền phương 3 đảm nhận. “Dựng cột không phải ai cũng làm được. Ví dụ, “dân” điện lực trèo cao được 30m, dân truyền tải là 50m và muốn trèo cao nữa phải có đủ sức khỏe, phải được cấp chứng nhận... Để thi công được, công nhân kỹ thuật phải học cách đọc bản vẽ, mã số trên các thanh vật tư thật nhanh. Những điểm cao sẽ được bố trí những đội trèo cao chuyên nghiệp. Vì vậy, chúng tôi phải hướng dẫn, hỗ trợ nhanh chóng, làm sao để họ học nhanh, làm chính xác”, anh Hiển cho biết.

Lãnh đạo Ban đưa các đoàn đi kiểm tra dự án

Lãnh đạo Ban đưa các đoàn đi kiểm tra dự án

Đến khu vực kho của nhà thầu, anh Phan Tuấn Huy, cán bộ Ban Tiền phương 3 đang điều phối vật tư. Hầu như mọi thời gian trong ngày, anh Huy sẽ túc trực ở các kho của nhà thầu để điều hành cấp vật tư, trang thiết bị dựng cột. Vị trí các kho nằm rải rác, được phân ra theo từng nhà thầu khác nhau với hàng chục nghìn trang thiết bị. Vì vậy, chỉ việc vận chuyển nhầm một chuyến, phải vận chuyển lại sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức.

Ban Tiền phương 3 phối hợp với địa phương điều phối, hỗ trợ vướng mắc, nơi ăn, chốn ở, nghỉ ngơi, cấp hàng, đôn đốc vật tư cho hơn 40 đơn vị với khoảng 1.000 cán bộ, công nhân hỗ trợ thi công từ các tỉnh thành, tập đoàn.

“Những cột gốc, cột lắp đầu tiên sẽ được đưa ra trước, sau đó sẽ đưa dần những thanh, cột tiếp theo sau. Trên mã số này sẽ thể hiện được thanh, cột được nằm ở vị trí nào, phải lắp nối tiếp ra sao”, anh Huy cho hay. Tuy nhiên, theo anh Huy, hầu hết các vị trí lắp cột ở tỉnh Nam Định thường nằm ở nơi có địa hình đồng ruộng, việc vận chuyển qua lại không hề dễ dàng. Vì vậy, kho không thể ồ ạt cấp cột cùng một lúc ra công trường. Tại mỗi vị trí sẽ được điều phối cung cấp cột của các bên thi công, và phụ thuộc vào phương thức thi công sẽ để bên nào nhận cột trước, bên nào nhận sau.

Sau khi cột được dựng xong sẽ đến phần kéo dây, nhưng đây cũng là phần mà anh Hiển cho rằng khó khăn nhất. Chia sẻ về điều này, anh Hiển cho biết, muốn kéo dây, dựng được cột phải xin cắt điện. Tuy nhiên, do đặc điểm của tỉnh Nam Định hầu như là các trạm 110kV. Đặc điểm trạm 110kV không có thanh cán vòng, không thể nối bù điện nên khi cắt điện có thể dẫn đến tình trạng mất điện dài ngày. Vì thế, khi thực hiện công việc kéo dây, phải trình trước thời gian cắt điện, phương án cắt điện.

“Tuy nhiên, nếu cắt liên tục nhiều ngày sẽ không đảm bảo cho người dân nên chúng tôi đang đưa ra phương án xây dựng tuyến tạm. Nếu thực hiện như vậy sẽ phải cử 1 đội dựng tạm cột đơn thân lên, cho dẫn điện đi vòng, để thực hiện cấp điện. Công việc này cũng làm phải thật nhanh, để đảm bảo điện sinh hoạt cho người dân...”, anh Hiển chia sẻ và cho biết, công việc của các thành viên trong ban chỉ kết thúc khi công nhân kết thúc ngày làm việc. Buổi tối là khoảng thời gian để các thành viên trong ban làm báo cáo, cập nhật tình trạng, tiến độ của công việc.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.