Trao bằng cho 33 bác sỹ về huyện nghèo miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ Trao bằng, bàn giao 33 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, khóa 11 của Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác ở vùng khó khăn ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tổ chức ngày 26/12, tại Đại học Huế.

Trao chứng chỉ hành nghề và tặng quà của Bộ trưởng Bộ Y tế cho các bác sỹ tốt nghiệp. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)
Trao chứng chỉ hành nghề và tặng quà của Bộ trưởng Bộ Y tế cho các bác sỹ tốt nghiệp. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)


Ngày 26/12, tại thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bộ Y tế phối hợp Trường Đại học Y dược của Đại học Huế, tổ chức Lễ Trao bằng và bàn giao 33 bác sỹ chuyên khoa cấp 1, khóa 11 thuộc Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn (62 huyện nghèo) ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Trong 33 bác sỹ trẻ khóa 11 được bàn giao đợt này có 25 bác sỹ là người dân tộc Ba Na, Thái, Chăm, Pa Cô, Tà Riềng… Các bác sỹ được đào tạo thuộc 8 chuyên ngành, gồm: chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, nhi, nội, phụ sản, truyền nhiễm và răng hàm mặt.

Các bác sỹ trẻ tình nguyện trên sẽ về nhận công tác tại 12 huyện nghèo thuộc 7 tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Bình Định.

Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sỹ Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học-công nghệ và đào tạo thuộc Bộ Y tế cho biết thời gian qua, các bác sỹ thuộc dự án với sự nhiệt huyết, tình nguyện của tuổi trẻ, trình độ chuyên môn cao đã được cấp ủy, lãnh đạo địa phương, bệnh viện huyện tin tưởng, đồng nghiệp ngưỡng mộ, người dân tin yêu. Từ đó, người dân, đặc biệt người dân tộc thiểu, số đến bệnh viện khám, chữa bệnh nhiều hơn trước, số lượng người bệnh chuyển tuyến trên giảm hơn trước rất nhiều.

 Dự kiến, trong thời gian tới, đối tượng tham gia dự án sẽ được mở rộng, thêm các bác sỹ đào tạo hệ liên thông và tăng độ tuổi phù hợp với lộ trình nghỉ hưu, quy định thời gian công tác của các bác sỹ trẻ được tuyển dụng tại địa phương.

Ngoài ra, dự án sẽ được tiếp tục thực hiện đào tạo cho các bác sỹ trẻ dưới sự tài trợ, giúp đỡ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup). Ban Quản lý dự án sẽ cùng cơ sở đào tạo, nhà tài trợ làm việc với Ủy ban nhân dân, Sở Y tế các tỉnh có huyện khó khăn để thống nhất cơ chế phối hợp, ký hợp đồng và triển khai hoạt động đào tạo chuyên khoa 1 cho các bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia dự án tại địa phương.

Bác sỹ trẻ Phạm Duy Hoàng chia sẻ qua thời gian được đào tạo chuyên khoa nội của dự án, em đã có thể thuần thục một số thủ thuật cần thiết trong chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt các trường hợp cấp cứu… Với mong muốn góp một phần sức trẻ để chăm sóc sức khỏe người dân nơi khó khăn, anh tự hứa sẽ không ngừng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức chuyên môn để cung cấp các dịch vụ y tế tốt cho bà con.

Bác sỹ chuyên khoa I Đinh Viễn Anh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cho biết thời gian qua, đơn vị đã cử nhiều bác sỹ tham gia đào tạo theo dự án. Nhờ đó, các bác sỹ đã giúp ích rất nhiều cho ngành y tế địa phương và đơn vị; thực hiện được nhiều kỹ thuật như nội soi, kỹ thuật về chấn thương chỉnh hình… Thời gian tới, đơn vị sẽ tạo điều kiện tối đa cho các bác sỹ trẻ phát triển năng lực, triển khai các kiến thức được học vào thực tiễn để thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của một bác sỹ.

Dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng, sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” (Dự án 585) được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện từ tháng 2/2013.

 

 Trao Giấy khen cho các bác sỹ có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)
Trao Giấy khen cho các bác sỹ có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)


Dự án là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa bàn còn khó khăn, qua đó, tạo cơ hội cho đông đảo người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế việc chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội. Việc triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực, trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện.

Đến nay, dự án đã và đang đào tạo chuyên khoa 1 cho 354 bác sỹ thuộc 11 chuyên ngành trong thời gian 24 tháng. Chương trình đào tạo thuộc dự án được Bộ Y tế xây dựng và thẩm định; trong đó, phần thực hành tay nghề chiếm 70% thời gian đào tạo.

Các bác sỹ được đào tạo theo hướng bác sỹ nội trú bằng cách "cầm tay chỉ việc,” có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, đảm bảo khi ra trường có thể thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo, các bác sỹ được hỗ trợ học phí, hưởng lương theo quy định và chế độ khác của dự án.

Sau 11 khóa đào tạo của dự án, đến nay đã có 244 bác sỹ được tốt nghiệp và được bàn giao về công tác tại 76 huyện nghèo thuộc 22 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung-Tây Nguyên theo đăng ký tình nguyện. Hết thời gian tình nguyện, đơn vị chủ quản sẽ tiếp nhận bác sỹ trẻ trở về làm việc tại nơi công tác cũ.

Theo Mai Trang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.