Tổng Bí thư Tô Lâm: Khoa học công nghệ là 'miền đất hoang vu để khai phá'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng Bí thư Tô Lâm nhìn nhận, khoa học công nghệ là “miền đất hoang vu” để khai phá, ai đi được vào, trúng được thì thắng lợi lớn. Do vậy phải có chính sách ưu tiên để làm được những việc này.

Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là nghị quyết rất quan trọng và cũng rất gấp. Bởi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2024, nhưng nếu chờ sửa Luật Khoa học công nghệ, nhanh nhất cũng phải giữa năm, cuối năm 2025. Như thế năm 2025 không triển khai được Nghị quyết 57, không thể chế được bằng văn bản pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ, sáng 15/2. Ảnh: Như Ý
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ, sáng 15/2. Ảnh: Như Ý

Do vậy mới cần có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học công nghệ, vì để quy trình sửa luật thì phải mất hàng năm. “Quốc hội họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách, không bình thường. Khẩn trương đưa các vấn đề vào cuộc sống”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Chính phủ trên cơ sở ý kiến địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp trình một số vấn đề, đưa ra 3 nhóm tập trung, có định hướng, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Tổng Bí thư nêu rõ, phát triển khoa học công nghệ, ai cũng thấy giá trị, cần thiết nhưng vì sao không phát triển được?

“Vì có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề. Sửa Luật Khoa học công nghệ thôi cũng không được. Sơ bộ ở đây tôi thống kê, Luật Đấu thầu cũng có vấn đề. Luật Đấu thầu mua đồ rẻ, thế thì thành bãi rác khoa học công nghệ, thậm chí cho mình công nghệ lạc hậu”, Tổng Bí thư nhìn nhận và nhấn mạnh phải đi tắt đón đầu, khoa học công nghệ đi sau nhưng phải đi tắt đón đầu.

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, ngày 15/12/2024. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, ngày 15/12/2024. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư nhìn nhận, khoa học công nghệ là “miền đất hoang vu” để khai phá, ai đi được vào, trúng được thì thắng lợi lớn. Do vậy, phải có chính sách ưu tiên thế nào đấy để làm được những việc này.

“Quá trình đưa ra Nghị quyết 57 được giới khoa học, nhân dân rất ủng hộ. Để đi vào cụ thể, trực tiếp thế này thì phải có sự tham gia của tất cả tầng lớp nhân dân, nhà khoa học. Đúng là để đi được vào cuộc sống thì phải còn một giai đoạn nữa, khó khăn nữa, thách thức nữa. Để đi được đến kết quả phải đổi mới tư duy, cách làm, nhìn thẳng vào vấn đề thực tế để có cách tháo gỡ”, Tổng Bí thư chia sẻ.

Sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo Bộ trưởng, việc xây dựng Nghị quyết nhằm thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc; chính sách phải có tính ưu đãi vượt trội để tháo gỡ, giúp những việc lớn chuyển động sẽ tác động đến các hoạt động khác. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công...

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null