Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Thực hiện dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây nguyên”, trong 2 năm (2023 và 2024), Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 20 ha tại xã Hnol (huyện Đak Đoa) và xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh). Tổng kinh phí thực hiện trên 1,598 tỷ đồng, trong đó, kinh phí hỗ trợ trên 483,7 triệu đồng, kinh phí đối ứng trên 1,115 tỷ đồng. Theo đó, tại xã Nghĩa Hòa có 14 hộ tham gia với quy mô 10 ha. Thời gian thực hiện từ tháng 4-2024 đến tháng 12-2024.

dai-dien-cac-htx-va-ho-trong-chanh-day-tren-dia-ban-xa-da-ky-bien-ban-hop-tac-thu-mua-san-pham-chanh-day-anh-nhat-hao.jpg
Đại diện các HTX và hộ trồng chanh dây trên địa bàn xã đã ký biên bản hợp tác thu mua sản phẩm chanh dây. Ảnh: Nhật Hào

Tại buổi tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thông tin về tiềm năng phát triển của cây chanh dây và tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các hộ dân kỹ thuật trồng chanh dây theo tiêu chuẩn VietGAP, giới thiệu các giống chanh dây cho năng suất, chất lượng cao; thời điểm gieo trồng phù hợp.

Đại diện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai cũng thông tin về tình hình hoạt động, các sản phẩm làm từ chanh dây của đơn vị; hướng dẫn các hộ dân kỹ thuật trồng chanh dây, các loại thuốc cần sử dụng để xử lý sâu bệnh và thời gian cách ly an toàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cách bảo quản và nhận biết sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu; đồng thời, cam kết thu mua sản phẩm chanh dây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với giá cao hơn giá thị trường.

cac-dai-bieu-da-den-tham-quan-vuon-chanh-day-cua-cac-ho-tham-gia-mo-hinh.jpg
Các đại biểu đã đến tham quan vườn chanh dây của các hộ tham gia mô hình. Ảnh: Nhật Hào

Kết thúc buổi tọa đàm, đại diện các hợp tác xã và hộ trồng chanh dây trên địa bàn xã đã ký biên bản hợp tác thu mua sản phẩm và tham quan các vườn chanh dây tham gia mô hình.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null