Tổ hội nghề nghiệp ở Gia Lai phát huy hiệu quả thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 56 chi hội nghề nghiệp và 571 tổ hội nghề nghiệp, thu hút hơn 10 ngàn hội viên nông dân (ND) tham gia sinh hoạt, thâm canh khoảng 30 ngàn ha cây trồng các loại và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, các thành viên tham gia chi/tổ hội nghề nghiệp cùng chịu trách nhiệm, cùng hưởng lợi từ những chia sẻ thông tin, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi và được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây-con giống, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn ưu đãi, mua phân bón trả chậm… Những lợi ích thiết thực đó là cơ sở để hội viên ND ngày càng tham gia sâu rộng vào các chi/tổ hội.  
Tổ hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả xã Ia Drăng (huyện Chư Prông) được thành lập năm 2020. Khi mới thành lập, Tổ có 7 thành viên đăng ký tham gia canh tác hơn 5 ha cây ăn quả các loại. Đến nay, Tổ phát triển lên 15 thành viên đăng ký trồng hơn 30 ha cây ăn quả. Ông Đồng Mạnh Hùng-Tổ trưởng-cho hay: “Khi tham gia Tổ hội, các thành viên được hưởng nhiều lợi ích, trong đó có việc mỗi năm được hỗ trợ mua trên 100 tấn phân bón vi sinh trả chậm. Riêng gia đình tôi mỗi năm mua trả chậm 10 tấn phân bón cho 2,7 ha cây trồng lâu năm. Nhờ đó mà diện tích ổi Đài Loan, mít Thái, vú sữa, sầu riêng, bơ 034... đều sinh trưởng tốt, cho nguồn thu gần 700 triệu đồng”.
Ông Dương Mạnh Thắng (thôn Thái Hà, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Dương Mạnh Thắng (thôn Thái Hà, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) chăm sóc đàn dê của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Chi hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) được thành lập từ năm 2019. Hiện Chi hội có 15 thành viên. Tham gia sinh hoạt tại Chi hội, các thành viên được tư vấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, nắm bắt thông tin giá cả thị trường, cách vay vốn ưu đãi, phòng-chống dịch bệnh… Bà Nguyễn Thu Duyên cho hay: “Nhờ vào Chi hội mà tôi có thêm nhiều kiến thức mới, được vay 40 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ ND để mua phân bón. Hơn 3 ha cây ăn quả của gia đình tôi cho thu hoạch hơn 1 tỷ đồng, trong đó hơn 700 triệu đồng từ bán 20 tấn quả sầu riêng”.
Cũng được hưởng lợi nhiều mặt từ khi tham gia tổ hội nghề nghiệp trồng sầu riêng của xã, hiện mỗi năm, gia đình ông Dương Mạnh Thắng (thôn Thái Hà, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) thu lời trên 300 triệu đồng từ sản xuất gần 1 ha chè xanh, sầu riêng kết hợp chăn nuôi dê, heo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền.
Ông Nguyễn Hữu Tỵ-Chủ tịch Hội ND huyện Chư Sê-cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội ND Việt Nam lần thứ VII và Nghị quyết số 04 ngày 5-8-2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội ND Việt Nam, các cấp Hội trong huyện tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chi/tổ hội nghề nghiệp. Các chi/tổ hội đều hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của thành viên, giúp nâng cao năng lực sản xuất chăn nuôi, cải thiện thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống.
HOÀNG CƯ
 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null