Tình làng ở phố thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mọi người hay bảo, ở thành thị ai biết nhà nấy, làm gì có tình làng nghĩa xóm. Nhưng thực tế, ai cũng có khát khao quan tâm và được quan tâm, chỉ là chưa có điều kiện để tình cảm ấy được bộc lộ.

1. “Em có nhà không, ghé cầu thang bộ, chị đưa mấy trái bơ. Ngoại vừa mới gửi ở quê xuống, chị chia bớt cho sắp nhỏ ăn lấy thảo nè. Bơ nhà trồng, sạch lắm”, chị hàng xóm cùng tòa nhà chung cư nhưng khác tầng, nhắn tôi vậy. Chạy ra cầu thang bộ, chị em gặp nhau tám vài ba chuyện vặt, trao nhau túi bơ quê rồi ai về nhà nấy. Mỗi bận nhận được quà từ hàng xóm, hoặc có món gì ngon đem biếu, lại thấy trong lòng chộn rộn hẳn.

Chị hàng xóm ấy tôi vô tình quen khi mấy bác bảo vệ chung cư giao lộn túi hàng, vào thời điểm giãn cách phòng chống dịch. Liên hệ qua lại để lấy lại túi hàng, vậy mà quen rồi thân thiết với nhau. Dù dịch bệnh đã được kiểm soát, thứ gì cũng có thể dễ dàng mua ngoài chợ, trong siêu thị hoặc bận rộn quá thì đặt hàng online, có người giao tận cửa. Thế nhưng những trái bơ, những bó rau thơm thảo của hàng xóm chia cho từ quê gửi vào lại có ý nghĩa thật đặc biệt.

Thường các chung cư ra vào bằng thẻ từ riêng, tầng nào biết tầng nấy, tầng trên không thể tự do đi vào tầng dưới và ngược lại. Nhiều người bảo, khi người ta đã quý mến nhau thì mấy thứ ấy đâu cản được những tấm chân tình. Đôi khi, chỉ là hẹn nhau dưới công viên nội khu để cùng cho sắp nhỏ chạy nhảy, hoặc nấu nồi canh ngon, bưng tô lội bộ mấy bậc cầu thang rồi nhắn nhau ra lấy. Vậy mà vui!


 

 Khuôn viên chung cư là nơi vui chơi, giao lưu của các hộ gia đình
Khuôn viên chung cư là nơi vui chơi, giao lưu của các hộ gia đình


2. Đấy là khác tầng, còn cùng tầng thì nhiều điều thú vị hơn. Chiều đến, đám nhỏ tụ tập ở hành lang chơi xe đẩy, trượt patin, y như những tối mùa hè trẻ con cả xóm thôn quê tụ lại chơi đuổi bắt. Còn người lớn, ai rảnh thì bắc ghế ra cửa trông cả đám. Lầu tôi ở, bầu anh Tường làm tổ trưởng “tổ trông coi”.

Thi thoảng lại thấy tiếng anh Tường nhắc: “Tí, đi cẩn thận con”, “Bé Kem, con chơi đằng này kẻo anh chị đụng vào người”, “Sò cho em chơi chung với”... Cả tầng có tới hai mấy, ba chục đứa trẻ, con nhà ai, tên gì, căn hộ bao nhiêu, hầu hết mọi người đều biết.

Cũng có hôm, chị hàng xóm đứng ngồi không yên vì đã hơn 6 giờ chiều mà chưa thấy bé Cà Rốt, con của hàng xóm, đi học về. Chờ hoài cũng nóng ruột, mà cứ để thằng bé ở trường thì tội nghiệp, chị gọi hỏi mẹ Cà Rốt xem có cần đón phụ không. Qua điện thoại, chị còn dặn mẹ Cà Rốt không phải mua đồ ăn sẵn, chị nấu thêm chút cơm, chén canh phần, về là có ăn ngay.

Thấy nói qua nói lại vài câu, chị dặn chồng canh chừng đám nhỏ rồi tất tả đi đón Cà Rốt về. Cũng có chiều cuối tuần, nhà bên này gọi với sang nhà kia, dặn chiều khỏi phải nấu cơm, sang bên này ăn luôn vì có mẻ cá nục tươi rói, hấp cuốn bánh tráng cho đổi vị.

Bản thân tôi cũng được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc của tình xóm giềng ở chung cư nhỏ này. Bữa hổm, bé Bin sốt cao giữa đêm, nhà có hai mẹ con cũng khó xoay xở. Tôi nhắn lên nhóm chung cư hỏi xem có ai chạy Grab thì chở mẹ con tôi đi bệnh viện một cuốc. Tin nhắn vừa gửi đi liền có người gọi lại hỏi tình hình của con, rồi bảo chuẩn bị đồ, chị xuống lấy xe đi liền, sẵn có xe nhà, chị đưa đi giúp chứ không chạy dịch vụ.

Chỉ vài phút sau, bác bảo vệ và một chị phụ nữ tuổi trung niên đã có mặt tận cửa để phụ tôi đưa con xuống xe. Đêm đó, không chỉ có mình tôi ở bệnh viện với thằng bé mà có cả chị hàng xóm ấy. Ngày hôm sau, nhiều người trong chung cư đọc tin biết con tôi sốt còn nhắn riêng hỏi thăm tình hình của cháu. Tất cả những điều đó thân thương hết sức!

3. Bác bảo vệ lớn tuổi trực ở sảnh chung cư chứng kiến những quan tâm ấy, bảo vơi phần nào nỗi nhớ quê. Bác bảo vệ xa quê vào thành phố tìm kế sinh nhai khi đã lớn tuổi, cũng không dễ dàng gì. Bác bảo, có lẽ hầu hết cư dân chung cư, nhất là mấy chung cư bình dân chỗ tôi, đều là con em từ những miền quê khác nhau, vào thành phố học tập, làm việc rồi mua nhà hoặc thuê nhà sinh sống, nên mới có thứ tình quê ấy.

Ai không sống trong khu chung cư sẽ nghĩ, chung cư phố thị thì nhà nào biết nhà nấy, tầng nào biết tầng nấy, lấy đâu ra tình cảm hàng xóm như ở quê. Vậy mà có. Nhất là từ khi TPHCM bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì nhiều thứ mới rõ nét. Có lẽ, giữa lằn ranh của những mất mát, giữa muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, mọi người dễ dàng cởi mở hơn, mạnh dạn xóa bỏ sự “lạnh lùng phố thị” mà định kiến choàng cho nó, để xích lại gần nhau.

Có chăng như vậy mà chị bạn tôi, khi phải đến một vùng đất khác để sinh sống, vẫn giữ lại căn hộ chung cư để lâu lâu có nơi chốn đi về. Rồi ngày nào chị cũng ghé vào trang mạng xã hội của chung cư vài bận, chỉ để được cảm nhận cái không khí nhộn nhịp, trong tình cảm mà bà con dành cho nhau. Chị bảo, khi người ta nếu đủ chân tình, sự bận rộn hay cuộc sống hiện đại khép kín ở chung cư không làm khó tình người đối đãi với nhau.

Theo YÊN HÀ (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null