Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất, nhiều đầu sách hiếm tại kho Địa chí của Thư viện tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu của độc giả hay đôi khi chỉ là mong ước tìm về ký ức thời gian khi được cầm trên tay một cuốn sách xưa cũ.

Kho Địa chí của Thư viện tỉnh hiện có khoảng 1.400 đầu sách, trong đó, sách hiếm khoảng 500 cuốn. Số sách này đa dạng về thể loại, từ sách lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến sách văn học… song, đều viết về địa phương hoặc của các tác giả địa phương.

Tìm ký ức thời gian qua sách hiếm-bg.jpg
Nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai sắp xếp, lau dọn sách tại kho Địa chí. Ảnh: L.N

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa-Trưởng phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ (Thư viện tỉnh) giới thiệu với chúng tôi về số sách hiếm mà độc giả chỉ được đọc tại chỗ, không được mượn về vì chỉ có bản lưu duy nhất tại đây. Màu thời gian lưu dấu trên những bìa sách đơn sơ, ruột sách là loại giấy đen xỉn song thông tin cực kỳ đáng giá.

Chị Hoa cho hay, ngoài sách xuất bản trong nước, kho Địa chí còn có nhiều tài liệu Pháp văn, Anh văn và cả Nga văn được photocopy từ nguồn của Thư viện Quốc gia Việt Nam, chủ yếu là các nghiên cứu về phong tục tập quán cư dân Tây Nguyên.

Những người làm công tác nghiên cứu có thể tìm thấy tại đây nhiều tư liệu quý để đối chiếu, so sánh thông qua các đầu sách như: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai-Kon Tum; Tóm tắt sự hình thành và phát triển của các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia Lai-Kon Tum qua các thời kỳ cách mạng (8/1945-12/1979); Các vùng tự nhiên Tây Nguyên; Danh lục thực vật Tây Nguyên; Báo cáo khoa học về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội…

Chiếm số lượng lớn hơn cả là sách về văn hóa Tây Nguyên mà nhiều cuốn trong số này không còn tái bản như: Các dân tộc tỉnh Gia Lai-Công Tum; Nhà rông các dân tộc Bắc Tây Nguyên; Hoa văn các dân tộc Gia Rai-Ba Na; Nghệ thuật cồng chiêng; Gìn giữ, phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc…

Những ấn phẩm này có sự tham gia biên soạn, viết bài, sưu tầm của nhiều tác giả tên tuổi khi đó như: Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, Giáo sư Tô Ngọc Thanh cùng một số nghệ sĩ được yêu mến của Gia Lai như Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm, Nghệ nhân Ưu tú H’Ben, họa sĩ Xu Man…

Chị Trần Ngô Thị Bé Linh-Giáo viên môn Địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TP. Pleiku) cho biết: Trong quá trình tham gia biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, chị đã đến kho Địa chí của Thư viện tỉnh tìm kiếm tư liệu liên quan.

“Sách ở đây rất quý hiếm, đáp ứng nhu cầu của giới nghiên cứu. Có cuốn in từ rất lâu rồi nên một số chỗ đọc không rõ chữ nhưng lại có nhiều thông tin quý mà hiện giờ không thể tìm thấy trên mạng internet”-chị Linh nói.

2cuonsach.jpg
Những cuốn sách được ấn hành cách đây trên dưới nửa thế kỷ và là bản lưu duy nhất tại Thư viện tỉnh Gia Lai. Ảnh: L.N

Những người yêu văn học-nghệ thuật, văn nghệ dân gian cũng sẽ tìm thấy nhiều tác phẩm thú vị ấn hành từ cách đây mấy mươi năm như: Cây kơ nia; Truyện cổ Gia Lai-Kon Tum; Trường ca Tây Nguyên; Chim Tây Nguyên; Thú rừng Tây Nguyên hay các số tạp chí Văn nghệ Gia Lai-Kon Tum từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Không ít tác giả góp mặt trong các tập sách, tạp chí này giờ đã là các cây bút có tiếng trên văn đàn, thi đàn như: Trung Trung Đỉnh, Văn Công Hùng, Phạm Đức Long...

Không chỉ mang đến cái nhìn tổng quan về ấn bản mang dấu ấn của từng thời kỳ, các trang sách xưa còn khiến độc giả chợt thấy như được chạm vào một phần ký ức thời gian, xứ sở. Những gì còn lại, những gì đã qua đi đều mang giá trị và ý nghĩa riêng nào đó.

Trò chuyện với P.V, bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-cho biết: Công tác bảo quản số sách hiếm gặp một số khó khăn do diện tích phòng lưu trữ chật hẹp; cách thức bảo quản đơn sơ, chủ yếu là lau dọn, phun thuốc chống mối mọt. Để đối phó với sự xuống cấp trước tác động không mong muốn, nhiều cuốn trong số này đã được ưu tiên số hóa, nhất là sách, tài liệu nghiên cứu về Tây Nguyên.

Hiện nay, Thư viện tỉnh đang xây dựng dự thảo về Dự án hệ thống thư viện thông minh 4.0 và số hóa ấn phẩm, tài liệu. Mục đích triển khai dự án nhằm tiến tới số hóa các ấn phẩm, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc; giúp tra cứu thông tin, tài liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện; cung cấp nguồn tài liệu phong phú dưới nhiều dạng thông tin khác nhau như: sách điện tử, các dữ liệu multimedia…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.