Tiêm phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi: Cần nâng cao nhận thức của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có gần 128.000 hộ nuôi chó, mèo với tổng đàn trên 231.400 con, chủ yếu nuôi làm cảnh, giữ nhà hoặc đưa lên rẫy bảo vệ vườn cây của gia đình. Chó, mèo nuôi theo hình thức thả rông chiếm khoảng 93%, còn lại là nuôi nhốt.

Tuy nhiên, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại còn hạn chế, dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo còn thấp. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 11 người tử vong do bệnh dại. Hầu hết các trường hợp tử vong đều chưa được điều trị dự phòng theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Chó thả rông không người trông giữ. Ảnh: N.D

Chó thả rông không người trông giữ. Ảnh: N.D

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã tiêm phòng được 36.901 liều vắc xin bệnh dại, đạt 16%/tổng đàn. Trong đó, 16.649 liều từ ngân sách nhà nước, 11.761 liều do doanh nghiệp hỗ trợ, 8.941 liều người dân tự chủ động tiêm phòng cho vật nuôi. Mặc dù tỷ lệ tiêm phòng cho vật nuôi hiện cao hơn năm 2022 (năm 2022 chỉ đạt 5,4%) song vẫn còn rất thấp so với tổng đàn chó, mèo và chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Nguyên nhân do nhận thức của một bộ phận người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại còn hạn chế.

Thành phố Pleiku có tổng đàn chó, mèo khoảng 14.000 con với 9.367 hộ nuôi. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố, từ đầu năm đến nay, đơn vị phối hợp với các xã, phường tiêm phòng được 7.758 liều vắc xin dại cho đàn chó, mèo. Trong đó, doanh nghiệp hỗ trợ 900 liều, thành phố hỗ trợ 3.000 liều, người dân tự tiêm phòng 3.858 liều. Tỷ lệ tiêm phòng đạt hơn 55%/tổng đàn.

Huyện Chư Sê có tổng đàn chó, mèo là 21.800 con của 12.811 hộ nuôi. Từ đầu năm đến nay, huyện mới tiêm phòng được 678 liều vắc xin cho đàn vật nuôi. Ông Lê Sỹ Quý-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê-cho hay: Khó khăn nhất hiện nay là người dân không khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn trong việc tiêm phòng. Tình trạng chó không đeo rọ mõm, thả rông và không có người dắt còn phổ biến. Không những vậy, khi cán bộ thú y đến nhà tuyên truyền, vận động đưa vật nuôi đi tiêm phòng thì nhiều người lại đưa đàn chó lên rẫy. “Trung tâm đang tích cực phối hợp với các xã, thị trấn triển khai tiêm 2.600 liều vắc xin từ nguồn ngân sách huyện hỗ trợ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch tiêm phòng trong năm nay”-ông Quý nói.

Trao đổi với P.V, ông Thái Văn Dũng-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Khó khăn nhất hiện nay là nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại còn nhiều hạn chế. Người nuôi chủ yếu thả rông không có chuồng và khu nuôi nhốt riêng, chưa quan tâm đến tiêm phòng vắc xin bệnh dại nên tỷ lệ tiêm phòng còn rất thấp. Đặc biệt, nhiều xã không có cán bộ thú y, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm. Việc tiêm phòng chưa kịp thời, đồng bộ. Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí tiêm phòng vắc xin và cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ điều trị dự phòng trên người chưa đảm bảo. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sự nguy hiểm của bệnh dại chó, mèo hiệu quả chưa cao.

Người dân đưa chó đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Ảnh: N.D

Người dân đưa chó đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Ảnh: N.D

“Thời gian tới, Chi cục tiếp tục tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương khẩn trương bố trí kinh phí, tuyên truyền, vận động người dân tự mua vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo đảm bảo đạt trên 70% tổng đàn. Bên cạnh đó, khi có dịch bệnh dại xảy ra, các địa phương khẩn trương tiêm phòng vắc xin bệnh dại chó, mèo đảm bảo đạt hơn 80% tổng đàn trở lên. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động hệ thống chính trị các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng-chống bệnh dại. Đặc biệt, áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 và Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3-1-2020 của Chính phủ”-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.