Chuyến thăm, làm việc đang diễn ra của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Trung Đông, kết hợp cùng hoạt động ngoại giao của các vị lãnh đạo cấp cao với khu vực này gần đây, mở ra nhiều cơ hội mới để hợp tác và phát triển kinh tế với vùng đất đang vươn lên mạnh mẽ.
Nằm trong chuỗi sự kiện chương trình tư vấn xúc tiến đầu tư thực tế tại Gia Lai do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và cơ quan Xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hà Nội) tổ chức, ngày 15-5 đoàn công tác đã đến khảo sát tại Khu Công nghiệp Nam Pleiku.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Kon Tum đã thu hút được gần 500.000 lượt khách, đạt trên 53% kế hoạch và tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021, qua đó mang về doanh thu trên 110 tỷ đồng, tăng 81,5% so với cùng kỳ.
(GLO)- Những năm qua, ngành nông nghiệp Gia Lai đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhất là trong ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất, tạo chuỗi liên kết theo giá trị, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, bền vững.
(GLO)- Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhưng ngành “công nghiệp không khói“ của huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vẫn chưa có sự đột phá mạnh mẽ. Nguyên nhân là do nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, trong khi việc kêu gọi xã hội hóa phát triển lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.
(GLO)- Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan có chuyến công tác tại Gia Lai. Sau khi khảo sát tình hình thực tế, Bộ trưởng đã gợi mở nhiều ý tưởng, giải pháp để ngành nông nghiệp địa phương phát triển nhanh, bền vững.
(GLO)- Ngày 17-11, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm trực tuyến giữa các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và 18 tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tham dự tọa đàm tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
Nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, Đắk Nông có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, là nơi hội tụ các giá trị về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm cỡ quốc tế và khu vực. Đặc biệt, Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC)UNESCO Đắk Nông là lợi thế lớn để có thể đưa du lịch Đắk Nông “cất cánh“.
Huyện Lắk là một trong những địa danh có nhiều cảnh quan đẹp, như: hồ Lắk, Biệt điện Bảo Đại, buôn cổ M'liêng, các khu rừng đặc dụng mang đậm nét hoang sơ, kỳ vĩ, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Bên cạnh những lợi thế về các danh thắng như trên, huyện Lắk được đánh giá là vùng đất có nhiềm tiềm năng để phát triển du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang dần trở thành xu hướng phát triển kinh tế bền vững tại Ninh Bình, giúp khai thác các giá trị của nông thôn, lưu giữ văn hóa truyền thống.
(GLO)- Chiều 15-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy An Khê về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và định hướng phát triển thời gian tới.
(GLO)- Phố núi Pleiku có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để ngành “công nghiệp không khói“ của địa phương cất cánh, cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ và đúng hướng.
(GLO)- Sáng 26-2, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025).
(GLO)- Gia Lai có diện tích rừng trồng lớn, trong đó, nhiều khu rừng đã được Hội đồng Quản lý rừng thế giới cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Đây là cơ sở để người dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất nhằm đánh thức tiềm năng rừng trồng gỗ lớn từ đó nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.
(GLO)- Gia Lai hội tụ những đặc trưng nghệ thuật ẩm thực của các vùng miền, cộng với các yếu tố thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên và lịch sử truyền thống nên trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Khai thác tinh hoa văn hóa ẩm thực để phục vụ du lịch sẽ tạo cơ hội thúc đẩy ngành Du lịch tỉnh nhà phát triển.
Theo khuyến nghị từ các nghiên cứu do Cục Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới thực hiện, từ nay đến năm 2030, Việt Nam có thể đưa vào vận hành 10 GW điện gió ngoài khơi.
(GLO)- Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân. Những kết quả đạt được tạo tiền đề để xây dựng Krông Pa phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
Với chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện Krông Pa - vùng đất xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.
Đắk Lắk sẽ có cơ chế đặc thù phát huy tiềm năng, lợi thế của Buôn Ma Thuột để xây dựng TP thành đô thị thông minh, sinh thái, bản sắc và là trung tâm Tây Nguyên
(GLO)- Khai thác tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế-xã hội là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến khảo sát, nắm tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở xã Kon Pne và Đak Rong (huyện Kbang, Gia Lai) ngày 8-11.
Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có nhiều tín hiệu khởi sắc: Giai đoạn 2016 - 2018, đàn bò đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,09%/năm, nhiều chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả.