Gia Lai tích hợp tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh Gia Lai đang tích hợp tiềm năng, lợi thế khác biệt của 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ), mở ra cơ hội phát triển toàn diện.

Nhiều tiềm năng và lợi thế

Tỉnh Gia Lai có vị trí địa kinh tế quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế. Đặc biệt, Gia Lai sở hữu 134 km bờ biển, vùng lãnh hải rộng 36.000 km2 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn có thể tiếp nhận tàu hàng đến 70.000 tấn ra vào an toàn, có tiềm năng trở thành trung tâm phát triển dịch vụ về vận tải, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa, cảng biển, logistics của cả nước. Đồng thời là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Ðông Bắc Campuchia và Thái Lan.

1them-bg.jpg
Tỉnh Gia Lai có sự tích hợp, cộng hưởng giữa núi rừng với biển, gia tăng cơ hội phát triển du lịch đẳng cấp. Ảnh: Dũng Nhân

Không những thế, tỉnh Gia Lai có hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa các vùng với đầy đủ các phương thức vận tải, đặc biệt là Cảng biển quốc tế Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát, Cảng hàng không Pleiku và các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, trong đó tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đang hình thành và tuyến đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku sẽ được triển khai trong năm nay. Cùng với đó, các tuyến đường kết nối cảng Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, ga Diêu Trì với Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội, khu công nghiệp (KCN), khu đô thị, khu du lịch đã và đang được đầu tư hoàn thiện, mở cánh cửa chào đón và hội nhập cùng thế giới.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên-nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng, tỉnh Gia Lai không chỉ có nhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng phát triển năng lượng sạch mà còn là trung tâm vùng nguyên liệu gỗ, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả rộng lớn của cả nước, mở ra cơ hội đầu tư phát triển chuỗi liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến sâu, để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng giá trị xuất khẩu.

Gia Lai tiếp tục chú trọng đầu tư, nâng cấp hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhất là xây dựng hạ tầng KKT Nhơn Hội và các KCN: Becamex VSIP Bình Định, Nhơn Hòa, Nhơn Hội (khu A), Phú Tài, Hòa Hội, Trà Đa, Nam Pleiku và KKT Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Đáng chú ý, Dự án KCN Becamex VSIP Bình Định (giai đoạn 1) với quy mô 1.374 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, cách cảng Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, ga Diêu Trì không xa, được quy hoạch bài bản, hiện đại theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Tỉnh Gia Lai cũng là điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tỉnh hết sức chú trọng công tác cải cách hành chính, cụ thể là cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan và cải thiện mối quan hệ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với chính quyền, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Nhận diện tiềm năng, lợi thế và cách làm khác biệt của tỉnh, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Tập đoàn Syre (Thụy Điển) đã chọn tỉnh Gia Lai làm “bến đỗ”. Hiện tập đoàn này đang xúc tiến triển khai Dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester tại KKT Nhơn Hội với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD, tương đương khoảng 24.970 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực tái chế chất thải dệt may tại Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững và chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam.

2bg.jpg
Lãnh đạo tỉnh Bình Định (cũ) chụp hình lưu niệm cùng Tập đoàn Syre (Thụy Điển). Ảnh: T.Sỹ

Bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn Syre, chia sẻ: “Chúng tôi nắm bắt cơ hội này và cụ thể hóa bằng quyết định đầu tư triển khai dự án với quy mô lớn và sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đối với ngành tái chế trên lĩnh vực dệt may. Dự án chắc chắn không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế mà còn cung cấp môi trường sống tốt trong khu vực”.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, từ đó nâng cao đạo đức công vụ, lấy lợi ích, hạnh phúc và sự hài lòng của người dân, DN là thước đo của sự phát triển. Cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tỉnh thực hiện cam kết tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện dự án thành công và phát triển bền vững.

Trên tinh thần đó, toàn tỉnh tập trung đổi mới sáng tạo, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành theo tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”; chuyển đổi tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ”.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null