Đưa du lịch Đắk Nông "cất cánh" - Kỳ 1: Nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, Đắk Nông có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, là nơi hội tụ các giá trị về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm cỡ quốc tế và khu vực. Đặc biệt, Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC)UNESCO Đắk Nông là lợi thế lớn để có thể đưa du lịch Đắk Nông "cất cánh".
Hấp dẫn hệ thống hang động núi lửa
Một trong những yếu tố đặc trưng tạo nên “thương hiệu” của du lịch Đắk Nông là CVĐCTC UNESCO Đắk Nông sở hữu hơn 100 hang động lớn nhỏ, với quy mô dài và rộng bậc nhất Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở khu vực Krông Nô, phát hiện từ năm 2007 và được Hiệp hội hang động núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định nơi đây có hàng trăm hang động lớn nhỏ. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ. Ngoài ra, trong khu vực còn có các di sản kiểu cổ sinh như các hóa thạch cúc đá, các khuôn cây trong đá bazan, các hồ nước đầy thơ mộng; các miệng núi lửa độc đáo đặc trưng như Nâm Blang, Nâm Kar, Băng Mo và hệ thống thác nước đẹp hùng vĩ...

Văn hóa truyền thống của các dân tộc cần được phát huy trong phát triển du lịch. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Văn hóa truyền thống của các dân tộc cần được phát huy trong phát triển du lịch. Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021.
Bên cạnh đó, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông còn đa dạng và phong phú với các mỏ, điểm quặng khoáng sản bô xít, antimon, thiếc sa khoáng, đá quý opal-chalcedon kích thước lớn…
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện các di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Kết quả nghiên cứu bước đầu, cùng với việc thu thập các di vật khảo cổ có mật độ khá dày đặc, ghi nhận đây là dấu tích văn hóa của cư dân Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ kim khí có niên đại từ 6.000-3.000 năm cách ngày nay. Các di vật khảo cổ được phát hiện bao gồm đồ đá, nguyên liệu đá và các công cụ như hòn kê, hòn mài, phiến tước...
Đa dạng sinh học
Với địa hình đa dạng và phong phú xen kẽ giữa các thung lũng, cao nguyên và núi cao, Đắk Nông có nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ như thác Đắk G'lun, thác Đắk Búk So, thác Đ'ray Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ, hồ Trúc, hồ Tây. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Tà Đùng nằm trong CVĐCTC UNESCO là một trong những địa điểm hấp dẫn có thể khai thác nhiều loại hình du lịch.
Điểm nhấn của Vườn Quốc gia Tà Đùng chính là hồ Tà Đùng, được ví như “Vịnh Hạ Long trên cao nguyên” với diện tích gần 5.000 ha mặt nước và hơn 40 hòn đảo, bán đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo, nhất là giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, quyến rũ.

Hồ Tà Đùng được ví như
Hồ Tà Đùng được ví như "Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên" với hơn 40 ốc đảo lớn nhỏ
Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, Rừng đặc dụng cảnh quan Đ'ray Sáp và một phần phía Nam của Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) là nơi lưu giữ những giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng (voọc đen má trắng, chà vá chân đen, chim hồng hoàng, gà tiền mặt đỏ...).
Các giá trị văn hóa truyền thống
Với hơn 40 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa và hoạt động lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc. Nền văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng và sinh động đang được bảo tồn như cồng chiêng, đàn đá và những nhạc cụ thô sơ làm từ chất liệu tre nứa như Mló, M’buốt, Goong reng…
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Hát kể sử thi (Ót N’drong) và dân ca M’nông được công nhận là di sản phi vật thể của quốc gia.

Văn hóa ẩm thực đa dạng
Văn hóa ẩm thực đa dạng
Ngoài ra, Đắk Nông hiện có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng; trong đó, 1 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di tích quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như Di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh; Di tích lịch sử quốc gia Ngục Đắk Mil; Căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV; Di tích các địa điểm phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo; Địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh; Địa điểm chiến thắng Đồi 722-Đắk Sắk...
>> Kỳ 2: Khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch
Bài, ảnh: Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.