Thương nhớ mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku chỉ có 2 mùa mưa nắng. Sau những tháng nắng khô cạn cả con suối, giếng nước là đến mùa mưa. Bắt đầu từ những cơn mưa đầu mùa làm sạch lớp bụi đọng trên cành cây, vòm lá, đem đến một màu xanh tươi mát cho Phố núi thanh bình. Rồi mưa dần dày hơn, cho những mùa cây trái mới vào vụ, góp thêm vào sự trù phú của miền đất đỏ bazan này. Mùa mưa cứ đến rồi đi như một sự tuần hoàn của tự nhiên đã để lại trong lòng người nhiều cảm xúc. Mùa mưa với tôi vừa đáng yêu mà cũng thật đáng buồn.
Vào những ngày cao điểm nắng nóng tháng Giêng, tháng 2 Âm lịch, mọi thứ đều khát khao chờ nước. Một đám mây đen hình thành từ phía đằng Đông đem lại bao nhiêu là hồi hộp, khấp khởi. Những đám mây có thể lớn dần lên, đem đến cơn mưa đầu mùa mát mẻ, hoặc tan dần đi trong sự tiếc nuối. Mưa đầu mùa là vậy, thường chỉ trong diện hẹp. Nhưng như vậy là đã có dấu hiệu của mùa mưa. Có thể là hôm nay ở nơi này, ngày mai ở nơi khác, mọi người đều trông đợi đón chờ những giọt mưa đầu mùa, nhất là các chủ vườn tược, trang trại. Rồi mưa cũng đến. Buổi chiều sau một ngày nắng nóng, chợt nghe trong gió sự mát lành của hơi nước, mây đen mỗi lúc một dày hơn, gió thổi cuốn bụi mù. Lộp độp… lộp độp… Những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mái tôn, rơi trên đường phố, dày dần và nặng hơn. Từ trong nhà nhìn ra, những giọt mưa trong suốt như pha lê đang tưới tắm lên mọi vật, một cảnh tượng thật nên thơ. Cơn mưa đến rồi đi, trả lại vẻ trong trẻo, tươi tắn cho từng con đường, mái nhà, vườn cây, cho cái nắng dịu bớt và lòng người cũng khoan khoái dễ chịu hơn.
Mỗi lần nhìn ngắm cơn mưa đầu mùa, tôi lại nhớ thời còn đi học. Những buổi chiều chuẩn bị giờ tan học là cơn giông lại kéo đến làm đen kịt bầu trời, rồi mưa trút xuống ào ào. Bỏ sách vở vào cặp cho khỏi ướt, còn người thì cứ băng trong mưa mà chạy, rượt đuổi nhau thích thú, như thể là tắm mưa. Sau vài cơn mưa, đất thấm nước là bắt đầu những mùa vụ mới trên những gò đồi, nương rẫy. Những cô cậu học trò nghỉ hè đi chăn bò lại tranh thủ tìm bắt dế lửa, dế than về chơi.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Rồi mưa dày hơn, thường là những cơn mưa về đêm. Còn cái thú nào hơn được nằm cuộn tròn trong chăn ấm, nghe từng giọt mưa rả rích rơi trên mái nhà. Những tiếng lộp độp đều đều dễ đưa ta vào một giấc ngủ say trong cái mát mẻ dễ chịu của thời tiết. Sáng ra, khi trời quang mây tạnh, mọi vật dường như tươi mới hơn để đón một ngày đầy hứa hẹn. Cũng có những buổi sáng trời mưa, trong một quán ven đường nào đó, bên tách cà phê nóng, ngắm mưa rơi nghe những kỷ niệm xa xôi trở về trong trí nhớ.
Những ngày mưa dai dẳng cũng thật đáng ghét biết bao khi bầu trời lúc nào cũng đen kịt và sẵn sàng trút nước. Những mái tranh cũ, mái tôn thủng lỗ chỗ không đủ sức che chắn ngôi nhà khỏi trận mưa như trút. Nhà dột, củi ướt, nấu bữa ăn mà nước mắt nước mũi giàn giụa. Những bộ quần áo ướt nước mưa giặt rồi phơi mãi không khô, khổ nhất là nhà có trẻ em và người bệnh. Mưa nhưng việc đồng áng không thể bỏ, gia súc vẫn phải chăm. Bàn chân người nông dân cả ngày dầm trong nước làm đồng, cắt cỏ cho bò, cắt rau cho heo. Làn da tái nhợt vì ngâm nước cả ngày lại tấy đỏ đau nhức về đêm vì chứng nước ăn chân. Những người lao động làm thuê không kiếm ra việc làm trong ngày mưa bão, nhìn đàn con nheo nhóc thiếu trước hụt sau mà đau lòng. Những người buôn bán hàng rong vẫn miệt mài đôi quang gánh dưới mưa để mong kiếm thêm lon gạo chén mắm cho đàn con ấm lòng. Mưa không ngớt cả tháng trời đã làm cuộc sống của họ muôn vàn vất vả. Những giọt mưa đẹp như pha lê trong mắt ai lại hóa thành những giọt nước mắt mặn chát những lo toan, vất vả.
Mùa mưa còn là những con đường trơn trượt, bùn đất dẻo quánh dính bước chân người. Những cơn mưa kéo dài làm con đường đến trường của các thầy-cô giáo và bao em nhỏ vô cùng khó khăn. Dù rất nhiều con đường đã được nâng cấp, làm mới nhưng ở vùng sâu, vùng xa, đi lại vào mùa mưa cũng gặp nhiều trắc trở. Đây đó cũng còn nhiều con đường hiểm trở từng lấy đi tính mạng của những thầy-cô giáo và học sinh.
Mùa mưa có những mong đợi và lo âu. Có những cơn mưa đầu mùa thật đẹp và được mong chờ. Có những ngày mưa dầm dai dẳng đem lại bao phiền toái cho nhiều người. Nhưng mùa nắng đi qua và mùa mưa đến là quy luật. Những mùa mưa đã qua vẫn còn trong mỗi người là ký ức, có thể buồn, có thể vui, nhưng luôn luôn là niềm thương nỗi nhớ.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.