Thủng dạ dày vì thói quen ăn đồ chua cay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông tin vừa xử lý thành công 1 ca mổ cấp cứu nội soi khâu lỗ thủng dạ dày cho bệnh nhân nam 15 tuổi.

Cụ thể, ngày 19-2, bệnh nhân N.T.L. (nam, SN 2009) được người nhà đưa vào Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng trên rốn. Theo trình bày từ người nhà, bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày cách đây 8 tháng nhưng vẫn có thói quen ăn đồ chua cay.

Vị trí lỗ thủng trong dạ dày bệnh nhi N.T.L. có thói quen ăn đồ chua cay

Sau khi nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được hồi sức, làm xét nghiệm siêu âm bụng, X-quang bụng. Tuy nhiên, BSCKI. Nguyễn Mạnh Toàn-Phó Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, đây là trường hợp thủng dạ dày bít lại nên phim X-quang bụng không có hình ảnh liềm hơi đặc trưng của thủng dạ dày.

Bệnh nhi được chỉ định chụp CT-scan ổ bụng, thấy hình ảnh thâm nhiễm mỡ quanh môn vị, có dịch dưới gan, rãnh đại tràng phải. Bệnh nhi được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng dạ dày nên được chỉ định mổ cấp cứu nội soi khâu lỗ thủng.

Trong quá trình phẫu thuật nội soi quan sát thấy ổ bụng chứa nhiều dịch mủ bẩn, dịch tiêu hóa, phát hiện một lỗ thủng mặt trước môn vị dạ dày. Các bác sĩ đã phẫu thuật, khâu đóng lỗ thủng, làm sạch ổ bụng cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đã tiến hành khâu nội soi lỗ thủng dạ dày cho bệnh nhi N.T.L.

Theo BSCKI. Nguyễn Mạnh Toàn, hiện nay tình trạng thủng ổ loét dạ dày-tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống thiếu khoa học (ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, đồ ăn nhanh…), áp lực trong học tập, thức khuya, stress… Đây là tình trạng cấp cứu cần được xử lý kịp thời. Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật nội soi cho kết quả tốt, hồi phục nhanh, thẩm mỹ, nếu phát hiện muộn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.