Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng do uống thuốc chữa đẹn 'gia truyền'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho rằng trẻ bị 'đẹn' nên hay quấy khóc, một số gia đình ở Nghệ An đã cho trẻ uống thuốc 'gia truyền' khiến trẻ phải cấp cứu vì bị ngộ độc chì nặng.

Ngày 24.2, thông tin từ Bệnh viện sản nhi Nghệ An cho biết, gần đây bệnh viện này tiếp nhận các bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi bị ngộ độc chì nặng phải nhập viện cấp cứu và điều trị do gia đình cho uống thuốc "chữa đẹn" theo phương pháp truyền miệng dân gian.

Trẻ bị nhiễm độc chì đang được được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

Trẻ bị nhiễm độc chì đang được được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An

Cụ thể, bé N.T.D.L (4 tháng tuổi, ngụ H.Hưng Nguyên, Nghệ An) phải nhập viện trong tình trạng bỏ bú, da xanh tái, co giật toàn thân nhiều lần, hôn mê. Các bác sĩ đã phải đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực khi định lượng chì trong máu tăng cao 216 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 5 µg/dL). Sau 7 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé L. vẫn đang nguy hiểm.

Gia đình bé L. cho biết, trước đó bé bị ho, thở khò khè và hay quấy khóc. Nghe người khác mách rằng cháu bé bị "đẹn" (nấm lưỡi, tưa lưỡi, tưa miệng), nên người nhà đã đến một gia đình trong xã mua "thuốc đẹn" gia truyền, dạng viên nén về cho bé uống theo lộ trình 7 ngày.

"Thuốc đẹn" dạng viên nén bệnh nhi đã uống và bị ngộ độc chì

"Thuốc đẹn" dạng viên nén bệnh nhi đã uống và bị ngộ độc chì

Sau dùng thuốc, bé L. xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm trên, khiến người nhà phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Trước đó ít ngày, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cũng tiếp nhận bé P.N.K.Đ (3 tháng tuổi, ngụ H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhập viện với tình trạng tương tự và được các bác sĩ xác định nhiễm độc chì nặng do uống "thuốc đẹn". Hiện, bệnh nhi vẫn phải điều trị tích cực tại bệnh viện.

Theo các bác sĩ, chì rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch… Khi vào cơ thể người, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.