TP.HCM: 2 trẻ em nhập viện nghi ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2023 tại TP.HCM xuất hiện liên tiếp 3 vụ nghi ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum khiến 6/7 người nhập viện, trong đó 1 người tử vong.

Ngày 19.2, Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau kỳ nghỉ tết, Bệnh viện Nhi đồng 2 có báo cáo về 2 trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum (nhập viện ngày 6 và 7.2).

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2, cả 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, than đau đầu.

Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scanner, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum. Các bác sĩ thống nhất sử dụng thuốc giải độc tố Botulinum.

Trẻ bị nghi ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum vào tháng 5.2023 điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Trẻ bị nghi ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum vào tháng 5.2023 điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Hiện tại, tình trạng 2 bệnh nhi đã cải thiện, một em đã cai máy thở và theo dõi tại khoa Tiêu hóa; một trẻ tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.

Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lấy mẫu phân của bệnh nhân và gửi đến Viện Y tế công cộng TP.HCM để xét nghiệm và chẩn đoán xác định 2 trẻ nghi bị ngộ độc Clostridium Botulinum.

Cho đến thời điểm hiện tại, Sở Y tế TP.HCM chưa ghi nhận thêm trường hợp nào được báo cáo có triệu chứng tương tự.

Trước đó, trung tuần tháng 5.2023, trên địa bàn TP.Thủ Đức xuất hiện 3 vụ nghi ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum khiến 6/7 người mắc nhập viện. Trong đó có 5 người ăn chả lụa và bánh mì, 1 người ăn mắm để lâu ngày. Trong số này có 3 trẻ em nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2, 2 người lớn (18 và 26 tuổi) nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy và 1 người 45 tuổi nhập viện Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người này sau đó tử vong.

Trong 3 vụ ngộ độc nghi do vi khuẩn Clostridium Botulinum nói trên thì có 1 vụ được xác định là do Clostridium Botulinum gây ra tại P.Long Thạnh Mỹ khiến 3/4 người ăn nhập viện vào ngày 13.5. Người còn lại không nhập viện, mua thuốc tự điều trị tại nhà và bình phục hoàn toàn. Nhưng vụ việc này chưa đủ cơ sở kết luận nguyên nhân do ăn bánh mì, chả lụa từ người bán hàng rong. Hai vụ còn lại, theo báo cáo là chưa đủ cơ sở kết luận.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.