Thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thành chỉ tiêu kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự lường được trước những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai chỉ đạo hết sức quyết liệt để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; thường xuyên đi cơ sở để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Qua đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết, phần lớn các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã cơ bản đạt được. Kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đúng quy định, tiến độ; cơ sở hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc; các lĩnh vực dịch vụ ngày càng đáp ứng được yêu cầu của người dân; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho các đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng căn cứ cách mạng tiếp tục được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo và ổn định.

 

 

Phải khẳng định rằng các chỉ tiêu Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh đề ra là sát với tình hình thực tế của tỉnh; nếu không có các biến động lớn về thiên tai, giá cả thị trường… thì các chỉ tiêu đều có khả năng đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, còn có một số chỉ tiêu cần phải tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới đó là tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước.

Mặc dù trong các năm qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước và vượt dự toán HĐND tỉnh giao; nhưng trong năm 2013 và dự kiến những năm tiếp theo, trước tình hình suy giảm kinh tế thế giới, trong nước, việc Chính phủ thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế… thì việc hoàn thành chỉ tiêu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 18,2% và đến năm 2015 thu ngân sách đạt 4.900 tỷ đồng là rất khó khăn; vì nguồn lực đầu tư cho tỉnh bị giảm sút, nhiều dự án đầu tư bị cắt giảm, đình hoãn, kéo dài, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã được thông qua, bên cạnh việc chỉ đạo điều hành một cách toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội,  quốc phòng-an ninh, thời gian tới UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo một số vấn đề chủ yếu sau:

 

 

- Tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; bám sát tình hình thực tế để chỉ đạo điều hành; rà soát kỹ từng mục tiêu, nhiệm vụ, phân công cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị để triển khai thực hiện các giải pháp trong những thời gian còn lại nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cả năm.

- Triển khai đồng bộ các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh với những nội dung thiết thực và thông thoáng hơn, cụ thể hóa và mở rộng hơn các hình thức đầu tư và đối tượng được hưởng ưu đãi; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tăng cường công tác hậu kiểm doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lành mạnh.

- Bên cạnh việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giãn, giảm thuế; phải tăng cường quản lý các nguồn thu, có biện pháp tạo lập và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách; khai thác triệt để các nguồn thu tiềm năng, các nguồn thu mới nhằm bù đắp các khoản thuế được miễn, giảm, gia hạn; tập trung thu nợ thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế; xử lý các khoản nợ đọng thuế; bảo đảm các nguồn thu cân đối ngân sách địa phương. Quản lý chi ngân sách địa phương tiết kiệm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chế độ; kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chất lượng các công trình, chống thất thoát, lãng phí, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân trong đầu tư xây dựng cơ bản; trước mắt phối hợp thực hiện tốt dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 14 đoạn Pleiku- Cầu 110 theo hình thức BOT và dự án cải tạo nâng cấp Sân bay Pleiku, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ; giải quyết việc làm cho người lao động bằng các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xuất khẩu lao động; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển bền vững; việc dạy nghề phải gắn với nhu cầu thực tiễn và tập quán sản xuất của người dân; rà soát số hộ nghèo, số hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất để có biện pháp giảm nghèo cho từng trường hợp cụ thể; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các quy định về hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công,...

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; làm tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiềm chế tai nạn giao thông; tập trung triệt phá các băng nhóm xã hội đen, tội phạm ma túy, đảm bảo an ninh học đường; sớm đưa ra kết luận, xét xử những vụ việc nổi cộm nhằm tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân.

- Thực hiện tốt công tác phối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể; tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh và giai đoạn tiếp theo.

Hoàng Công Lự
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm