Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả.

Ngày 2-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 55/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

cong-an-ddsuagia.jpg
Công an phát hiện nhiều thương hiệu sữa giả. ẢNH: T.N/Nguồn TNO

Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Quốc phòng, Y tế, Công thương, Tài chính, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên.

Trong đó tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây: Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Yêu cầu Bộ Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ, cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

Giao Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong việc rà soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên các nền tảng mạng xã hội, trên các xuất bản phẩm liên quan đến các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả theo quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, nhất là quảng cáo hàng hóa về thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng; khẩn trương rà soát, thu hồi các loại thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tác hại cho người dân.

suagiadddd.jpg
Một nhãn hiệu sữa bột giả do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma sản xuất (ảnh nguồn: VTV).

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về dược, an toàn thực phẩm và quản lý quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng dịp Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương treo cờ rủ và ngừng, hoãn, không tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao và vui chơi, giải trí trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, ngày 24 và 25-5.

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

(GLO)- Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, TP. Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét tình trạng “người Quảng Nam, đất Kon Tum”

Kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét tình trạng “người Quảng Nam, đất Kon Tum”

(GLO)- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nghiên cứu thông tin, kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét liên quan đến vấn đề chuyển 1.034 người dân sinh sống trên địa bàn xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) về TP. Đà Nẵng hoặc tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập.