Thu nhập ổn định từ nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ nắm bắt nhu cầu thị trường và sáng tạo trong công việc nên nhiều hộ người Jrai, Bahnar ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) có nguồn thu khá ổn định từ nghề dệt thổ cẩm.
Khi biết chúng tôi đến thăm, bà H’Ly (làng Thông A, thị trấn Nhơn Hòa) đem những tấm thổ cẩm đẹp nhất do mình dệt treo ở phòng khách. Rót nước mời khách, bà kể về cái duyên đến với nghề dệt của mình. Chuyện là, từ khi 12 tuổi, H’Ly đã mê mẩn những chiếc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn của các mẹ, các bà trong làng. Mỗi khi nghe tiếng kẽo cà kẽo kẹt của khung dệt là H’Ly chạy đến xem hàng giờ đồng hồ. Thấy cô bé H’Ly ham học và thông minh nên người già trong làng tận tình chỉ dạy cách dệt, cách phối màu cho hài hòa, đẹp mắt. Lúc đầu, H’Ly tập dệt những vật dụng đơn giản như khăn, khố. Theo từng mùa rẫy, bàn tay ngày càng khéo léo, kinh nghiệm được tích lũy, H’Ly đã biết làm tất cả các công đoạn từ lên rừng hái quả, vỏ cây để nhuộm phối màu đến dệt những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Bahnar.
Theo bà H’Ly, trước đây, bà thường lấy nguyên liệu tự nhiên từ rừng như bông cây K’paih, quả K’pé để kéo sợi, nhuộm màu. Trước đây, các nguyên liệu này rất dễ tìm nhưng giờ hiếm dần. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu ở các chợ bây giờ có sẵn và đa dạng nên không phải tự làm. Bà H’Ly cho biết thêm, trang phục thổ cẩm của người Bahnar thường có 2 màu chủ đạo là đen và đỏ. Để nắm bắt nhu cầu thị trường, ngoài làm ra các bộ sản phẩm đặc trưng truyền thống, bà còn dệt quần áo, chăn, khăn phù hợp với thị hiếu giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, bà thường xuyên tham gia hội thi văn hóa cồng chiêng cấp huyện và đạt nhiều giải cao ở phần thi dệt thổ cẩm. Từ đó, những sản phẩm của bà được mọi người biết đến nhiều hơn. Bà nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Đak Lak, Chư Sê... “Trước đây, mình dệt chủ yếu phục vụ gia đình. Thấy bà con trong làng khen đẹp nên mình bán, rồi có nhiều người tìm đến mua. Tùy mỗi bộ quần áo nam nữ mà mình bán với giá 1,5-3 triệu đồng. Bình quân 1 tháng, mình và con gái dệt khoảng 10 bộ sản phẩm quần áo, chăn, khăn. Trừ chi phí, mình cũng tích góp được ít nhất 10 triệu đồng”-bà H’Ly bộc bạch.
Bà H’Ly (làng Thông A, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) dệt thổ cẩm để bán. Ảnh: R.P
Bà H’Ly (làng Thông A, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) dệt thổ cẩm để bán. Ảnh: R.P
Tại xã Ia Le, nghề dệt thổ cẩm truyền thống cũng được bảo tồn, giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm thu nhập. Bà Nguyễn Thị Cẩm Thạch-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Le-cho biết: Tháng 10-2020, Chi hội Phụ nữ làng Kênh Săn đã thành lập Tổ liên kết dệt thổ cẩm truyền thống với 10 thành viên. Ngoài dệt quần áo, chăn thổ cẩm, chị em còn làm các mặt hàng lưu niệm như: ví, túi xách, tất, mũ, khăn quàng cổ… Các sản phẩm làm ra đều đẹp, mẫu mã đa dạng. Từ khi thành lập đến nay, tổ đã thu về tổng cộng hơn 20 triệu đồng từ bán các sản phẩm thổ cẩm. Bên cạnh đó, tổ còn tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Chị Rmah H’Beo chia sẻ: “Tham gia Tổ liên kết dệt thổ cẩm, mình được các cô, các bà truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích. Điều quan trọng là mình có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình, hỗ trợ các em ăn học”.
Bà Mai Thị Thanh Hằng-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh-khẳng định: “Việc lập Tổ liên kết dệt thổ cẩm truyền thống làng Kênh Săn đã đem lại nguồn thu nhập, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của người Jrai, Bahnar. Sắp tới, Hội sẽ nhân rộng mô hình này ra các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đồng thời quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
 R’Ô PRIN

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.