Kpuih Blop: Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với bà Kpuih Blop (làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thì nghề dệt thổ cẩm đã ngấm sâu vào máu thịt không biết từ lúc nào, việc giữ gìn nghề dệt là cách để bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Từ nhỏ, bà Blop thấy mẹ mình thường mang khung cửi ra trước hiên nhà để dệt thổ cẩm. Quan sát đôi bàn tay khéo léo, uyển chuyển của mẹ từ việc kéo sợi, rồi đưa từng sợi bông vào khung dệt, bà thấy rất yêu thích, suốt ngày cứ lân la bên khung dệt để mày mò, tìm hiểu.
Thấy con gái đam mê với nghề dệt, mẹ bà đã truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm của người Jrai. Qua thời gian, bà Blop đã nắm được từng công đoạn kỹ thuật xe sợi, luồn thoi và dệt thành thạo nhiều loại trang phục như: áo, khố, khăn, mền đắp…
Bà Blop tâm sự: “Tôi gắn bó với nghề dệt thổ cẩm này cũng hơn 35 năm rồi. Thật ra nghề dệt không khó lắm, quan trọng là phải có đam mê. Để có một tấm thổ cẩm đẹp đòi hỏi người dệt phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác”. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm do bà Blop dệt ra thường phục vụ nhu cầu của chị em phụ nữ và các cháu nhỏ trong làng.
Nói về kinh nghiệm dệt thổ cẩm, bà Blop chia sẻ: “Để có tấm thổ cẩm đẹp và bền, người thợ cần lắp đặt khung cửi thật căng, chắc chắn, không được lung lay, khi dệt sợi len được thẳng, đều. Khi kéo sợi len thì bàn tay phải nhẹ nhàng để rút căng thì mới đẹp. Công đoạn khó nhất là thêu họa tiết, tạo hoa văn. Vì thế, người thợ dệt phải có năng khiếu thẩm mỹ và bàn tay khéo léo”.
Bà Kpuih Blop trọn đời gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Anh Quân
Bà Kpuih Blop trọn đời gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Anh Quân
Ông Siu Krinh-Bí thư Chi bộ làng O Grưng-cho biết: Hiện nay, làng có trên 30 chị em phụ nữ còn duy trì nghề dệt thổ cẩm, phần lớn là những người lớn tuổi. Bà Blop gắn bó với nghề dệt thổ cẩm nhiều năm. Sản phẩm của bà được dân làng yêu thích.
“Để nghề dệt thổ cẩm không bị mai một, thông qua các buổi họp dân, chúng tôi thường tuyên truyền, vận động từng gia đình, dòng họ tiếp tục duy trì nghề dệt, kêu gọi các nghệ nhân có kinh nghiệm về dệt thổ cẩm truyền dạy bí quyết, kỹ năng cho các cháu thanh niên. Sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất Đảng ủy, UBND xã gây dựng tổ hội nghề dệt thổ cẩm của làng”-ông Siu Krinh nói.
ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.