(GLO)- Buôn làng vào mùa lễ hội, những chàng trai, cô gái Jrai xúng xính trong bộ trang phục thổ cẩm truyền thống được dệt nên từ chiếc khung cửi do chính những người đàn ông có đôi tay tài hoa chế tác.
(GLO)- Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nhiều phụ nữ Bahnar ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại ngồi vào khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm cho bản thân, gia đình và bán cho mọi người.
(GLO)- Từng sợi chỉ mong manh qua đôi tay khéo léo của chị em phụ nữ Bahnar, Jrai đã trở thành những tấm thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Không chỉ đơn giản là một sản phẩm may mặc thông thường, mỗi tấm thổ cẩm đều mang cho mình những câu chuyện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống tộc người được truyền lưu ngàn đời.
(GLO)- Duy trì nghề dệt thổ cẩm để cải thiện thu nhập, sẵn lòng truyền dạy cho lớp trẻ từ đó lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc là những việc mà bà Kpă H’Lót (SN 1958, trú tại tổ 8, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã thực hiện trong những năm qua.
(GLO)- Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu với thổ cẩm. Có người hàng ngày cần mẫn bên khung cửi để tạo nên những hoa văn tinh xảo và cũng có người lại “thổi“ vào đó sự khéo léo, biến tấm thổ cẩm thành những bộ trang phục đậm nét truyền thống nhưng vẫn mang dáng dấp hiện đại.
(GLO)- Với bà Kpuih Blop (làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thì nghề dệt thổ cẩm đã ngấm sâu vào máu thịt không biết từ lúc nào, việc giữ gìn nghề dệt là cách để bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Do ảnh hưởng từ nhiều mặt của đời sống xã hội hiện đại, văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa Tây Nguyên đang dần bị mai một, lãng quên. Ngoài những nghệ nhân, già làng trong buôn ra sức níu giữ và bảo tồn văn hóa cổ truyền,hiện vẫn còn có những chàng trai, cô gái trẻ ngày đêm âm thầm đánh thức khung cửi, giữ sắc màu cho nghề dệt truyền thống.