Thông tin về thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm thuốc Ophazidon giả, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.

Một loại thuốc giảm đau, hạ sốt bị cảnh báo làm giả. (Nguồn: nld.com.vn)
Một loại thuốc giảm đau, hạ sốt bị cảnh báo làm giả. (Nguồn: nld.com.vn)


Ngày 30/6, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các địa phương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.

Ophazidon là thuốc giảm đau (không opioid), hạ sốt với thành phần chính là paracetamol, cafeine. Thuốc có tác dụng giảm các chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau nửa đầu, nhức đầu, đau nhức toàn thân, viêm họng, viêm xoang, đau bụng kinh, sốt...

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương gửi Cục Quản lý Dược công văn đính kèm Phiếu kiểm nghiệm và Biên bản lấy mẫu xác định chất lượng của Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh Cao Bằng về sản phẩm trên nhãn ghi: Viên nén Ophazidon, SĐK: VD-26803-17, Số lô: 480821, NSX: 17/8/2021, HD: 17/8/2023, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội.

Mẫu này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng cafeine và định lượng paracetamol.

Sau khi đối chiếu, xem xét, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên đây.

Sản phẩm thuốc giả này có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như sau: Thông tin trên nhãn thuốc, chữ in trên nhãn thuốc có phông chữ sai khác so với thuốc thật.

Đối chiếu vị trí trình bày Số đăng ký và Số lô sản xuất trên nhãn: Viên thuốc: Nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.


 

Dấu hiệu nhận biết thuốc thật-giả trên nhãn mác của sản phẩm Ophazidon. (Nguồn: cand.com.vn)
Dấu hiệu nhận biết thuốc thật-giả trên nhãn mác của sản phẩm Ophazidon. (Nguồn: cand.com.vn)


Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả.

Theo Nam Thái (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.