Thời gian thầm gọi ta về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những ngày cuối tháng Chạp, ta như nghe được tiếng bước thời gian đổ dồn lên nhịp sống. Muốn bỏ lại sau lưng bao điều vụn vặt, những nhớ thương của một thời nông nổi mà sao khó quá.

Nhớ bao kỷ niệm hồn nhiên thời thơ ấu đếm ngược thời gian mong Tết đến thật nhanh mà ngày trôi quá chậm. Không gian quê nhà rộn ràng không khí Tết, ngát hương, đa sắc. Cánh đồng lúa đang thì con gái; bờ soi bắp, đậu bãi bồi trải dọc sông quê chừng như xanh hơn trong sương sớm. Nắng nhẹ vương, bất chợt mưa rây đôi hạt dưới tiết xuân.

Bến nước như bất chợt hiện ra bên bờ cát trải dài cạnh ngôi làng chưa hẳn đông đúc cư dân, làm chỗ cho người giặt giũ; trâu bò, tắm táp, qua lại chừng như cũng trở nên hoạt náo từ đầu ngày đến lúc hoàng hôn nhập nhòa hơi sương, gió bấc hiu hiu, sương khói trải mình lên mặt nước. Con đường làng đi qua mùa đông sụt sùi mưa gió.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Bỏ thời gian ra phố, hòa mình trên cung đường ra bến xe, ra Cảng Hàng không Pleiku, thấy cảnh nhiều người hành lý sẵn sàng về quê ăn Tết, tự dưng tôi nhớ tiếng còi tàu u u cùng biết bao kỷ niệm thời sinh viên xa lắc. Bạn cũ kết nối yêu thương có câu chuyện “nhảy tàu”, vét cạn túi tiền mua mấy ổ bánh mì chia nhau chống đói những khi chẳng may giữa đêm bị đuổi xuống sân ga nào đó.

Hoàn cảnh đã đổi thay mà sao lòng ta miên man trôi về bến cũ. Chợt nhớ mối tình tuổi trẻ đã qua.

Bước chân về làng ven phố, bao nhớ thương xưa cũ lại trở về. Lời chào mời bán mua chưa quen, ta nhói lòng trước làn da sạm nắng của người mẹ Jrai nơi chợ tự phát ven đường. Chỉ tay vào xấp lá chuối, lá dong tươi nguyên màu lá, bà móm mém cười: “Mua lá về gói bánh tét, bánh chưng cùng cả nhà đón Tết không, mua giùm mình một ít”.

Nghe lời nói nhẹ nhàng mà lòng chợt lặng đi, tần ngần hồi nhớ. Nhớ những chiều cuối năm xa lắc, chợ huyện đường xa, bước lầy gánh nặng mẹ ta bán nắng, gom mưa sắm sanh lo Tết cho gia đình.

Đàn con lớn lên bôn ba khắp chốn, giáp Tết cùng nhau tụ về ngôi nhà xưa trong niềm hân hoan của cha mẹ. Việc nhà chung tay, thức món “truyền thống” cả nhà cùng nhau chế biến, mâm cơm quây tròn chuyện trò râm ran. Thương thằng út đã 45 tuổi vẫn bị anh chị sai vặt chạy tung chân vì trẻ người, nhanh nhẹn mà chẳng lời phàn nàn.

Muốn níu giữ nét xưa dịp Tết cổ truyền. Phố phường bánh mứt, thực phẩm, áo quần… bày bán ngợp mắt. Phần nhiều gia đình mua lấy, vừa nhanh gọn, phong phú thức món, chất lượng, bắt mắt lại phù hợp sức tiêu dùng.

Dẫu biết bắt nhịp lối sống hiện đại đành chấp nhận sự phôi phai, vẫn mong những phong tục của ngày Tết như: viếng mộ, cúng ông bà tổ tiên, chúc Tết, lì xì, các trò chơi dân gian… cùng nhau lưu giữ. Những hoạt động nhân văn thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc tiếp nối thế hệ tiếp thu, lan tỏa.

Tục hái lộc cầu may thay vào có Tết trồng cây thu hút lớp người trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động thiện nguyện trước và trong Tết được nối dài như: hiến máu nhân đạo, tặng quà cho gia đình có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn… thể hiện lòng tri ân thuộc về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Những ngày cuối tháng Chạp, dành thời gian quét dọn, trang hoàng nhà cửa, sắm thêm chậu hoa tươi, đôi câu đối đỏ, bầu rượu, ấm trà, đĩa bánh mứt… cùng nhau đón Tết để bước thời gian không ngoái lại quay tìm.

Có thể bạn quan tâm

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...