Thoảng hương vị tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
“Thằng Hòa mô rồi? Chuẩn bị đi Chợ Chùa cắt tóc với ba. Tết nhứt tới sát lưng rồi”.

“Thằng Hòa mô rồi? Chuẩn bị đi Chợ Chùa cắt tóc với ba. Tết nhứt tới sát lưng rồi”.

Hòa “dạ” thiệt to, ném vội hòn bi đất ra phía ngõ, phủi tay đứng dậy, người bỗng túa đầy mồ hôi. Nó sợ!

Minh họa: VĂN TIN

Minh họa: VĂN TIN

Có tết là có quần áo mới, được đi chơi nơi này nơi nọ, thích quá đi chớ. Nhưng Hòa lại rất sợ hai món, một, là tắm rửa kỳ cọ cho người thơm tho mà ba nó hay gọi vui là “tắm tất niên”.

Để tẩy cho hết bao nhiêu cáu ghét trong người ra, Hòa phải gồng người gánh chịu một cuộc chà xát dữ dội mới thơm tho như lời ba hay đùa. Thứ hai, đi cắt tóc mới. Ôi, cái tông đơ cùn đáng sợ của ông Phấn rôm hớt tóc…

Ông Hòa nhớ, câu chuyện tết thường bắt đầu như thế.

* * *

Hồi còn ở làng cũ, nhà Hòa thường chuẩn bị tết từ khá sớm. Đâu chừng cữ tháng 10 đã rục rịch lo tết. Chuẩn bị củi để thứ thì dành nấu bánh chưng, thứ rang nổ, không quên dành những phần củi bén lửa nhất phải làm cho lửa reo vui để chụm trong mấy ngày tết, nhất là sáng mùng một, thời khắc tinh khiết và linh thiêng nhất một năm, nhằm “tránh xui xẻo quanh năm”.

Lá chuối gói bánh tét, bánh chưng cũng được chuẩn bị đâu vào đấy. Nhà có sẵn nếp thì khỏi nói, còn không, lại phải loay hoay: nếp nào gói bánh tét bánh chưng, nếp nào rang nổ làm bánh in, nếp nào dành đổ bánh tổ, nếp nào dành nấu xôi đường hay xôi cúng...; có khi phải chuẩn bị từ hồi gieo mạ.

Làng Hòa nằm ven sông, vừa cận giang vừa cận sơn, cận hải nên có vẻ như cái gì cũng pha một tí phong tục mỗi nơi. Thích thì thích thật nhưng quả là rắc rối vì cái sự sắm sanh cho ba ngày xuân nhựt.

Khoản cúng kiếng cực kỳ thiêng liêng đầu năm phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Năm nay cúng gà hay đầu heo? Một đầu heo được tính bằng một con heo, bởi vậy chỉ năm nào làm ăn khấm khá mới dám mổ heo. Liệu năm này cúng đầu heo thì năm sau thế nào? Liệu có “sức” để tiếp tục cúng hay không? Mà nghỉ nửa chừng thì rất không nên, coi chừng sinh “hệ” chuyện nhà chứ không thể giỡn chơi.

Rồi đến chuyện mua đường làm bánh trái, thứ đường bát ngọt mà đậm dành cho các loại bánh. Tiếp theo là các loại: khoai môn, sắn dây, tiêu hành ớt tỏi…, những thứ “hành thị” không biết bao nhiêu là đủ. Hồi đó vì còn quá khổ cực nên mọi thứ dồn hết vào tết. Nhiều thứ phải chuẩn bị từ tháng Giêng. Như lo bán đi ang lúa, thúng nếp, lứa heo, bầy gà… để sắm sanh quần áo mới cho tụi con nít.

Nhà che bằng phên tre, gần tết phải mua giấy màu dán khắp gian thờ, từ ngũ tự xuống tận bàn thờ ông bà. Sang hơn một tí thì lấy giấy họa báo trang trí phòng khách cho thêm sáng sủa. Cái không thể thiếu ở nơi ấy là hoa. Năm nào sang thì nhà Hòa có được nhành mai, là năm nhà cửa sáng bừng bởi sắc vàng của mai; kém hơn thì cũng được một lọ hoa, khi thì cắm trên lọ lớn, có năm chỉ là bình hoa nhỏ, nhưng phải giữ cho đủ mấy ngày tết.

Hoa luôn là yêu cầu bức thiết do đó năm nào khá khẩm thì phải lựa cho được hoa đẹp về cắm “cho đã con mắt” nhưng thường là lúc nào chuẩn bị xong mọi thứ trong nhà mới tính đến chuyện mua hoa. Hòa thích những buổi chiều ba mươi í ới rủ nhau đi lượn các điểm bày bán hoa ở các chợ làng, không phải lựa hoa đẹp mà lựa… hoa rẻ. Chủ yếu là ngắm. Cả ngắm hoa đẹp lẫn ngắm người, giữa rừng hoa có ối người đẹp mà.

Và muôn vẻ cuộc đời hầu như hiển hiện ra hết trên những gương mặt người đi mua, ngắm hoa ấy. Nên, bận thế nào thì bận, Hòa không thể không đi mua hoa cuối năm được. Có năm mua về giữa đường đã nghe pháo giao thừa lẹt đẹt nổ rồi. Vậy là tiếp tục bận rộn đến tận… năm sau!

Cảm giác ấm cúng đến bên Hòa khi cùng cả nhà ngồi canh nồi bánh chưng bánh tét đêm giao thừa, thức cho đến khi ngà ngật mới thôi. Mùng một Tết, mọi thứ trở nên hết sức trịnh trọng. Trịnh trọng và nhàn nhã. Như cái cách ba Hòa ngồi trước tách trà bốc khói thơm lựng, trên tay điếu thuốc rê chánh hiệu Cẩm Lệ cháy đỏ rực. Nhà cúng giao thừa, cúng hành khiển xong, Hòa thấy mọi thứ như mới hẳn ra.

Anh em nhà Hòa đứng xếp hàng chờ ba mẹ lì xì, sau đó mỗi thành viên sẽ theo kế hoạch riêng của mình. Nhớ, ba Hòa cứ dặn, không nên “đạp đất” nhà người ta, sợ cái “vía” nặng khiến công việc nhà người ta không thông trong năm mới, con à. Do đó, cả nhà Hòa thường đi nghĩa trang thắp hương, viếng mộ.

Buổi sáng mùng một, mọi người gần như về hết nghĩa trang như muốn tạo nên sự kết nối kỳ diệu giữa người đã qua đời và người còn sống, là một nét đẹp đáng quý. Có năm trời làm mưa bụi trong cái se lạnh giữa ngày tinh khôi nhất của đất trời càng thấy ngày tết ý nghĩa vô cùng. Sau đó, Hòa theo mẹ xúng xính áo mới đi thăm bà con, láng giềng như muốn đem cái cảm nhận xuân nhật giao hòa với mọi người.

* * *

Ông Phấn rôm tay nhắp nhắp cái tông đơ, miệng dỗ ngọt: “Thằng Hòa đây à! Chà! Lớn dữ ta? Ngồi lên đây ông hớt tóc cho đẹp trai để còn ăn tết”.

Người Hòa co cứng lại. Nó len lén leo lên chiếc ghế quá cao so với khổ người của nó. “Thôi đành vậy!”, nó tự nhủ, nước mắt rơm rớm. Ông Phấn rôm quàng chiếc khăn đã ngả sang màu cháo lòng lên người Hòa. “Nào! Ngồi im nghe, ông cắt tóc đây!”. Hòa trân người lên chịu trận.

Ơ, mà sao lạ vậy, không thấy cảm giác đau nhói khi mấy sợi tóc bị cái tông đơ cùn kéo dựng lên và bứt rời từng sợi theo mỗi nhịp cắt? Mọi thứ cứ êm ái, trôi tuột đi theo nhịp xoèn xoẹt của chiếc tông đơ. Hòa liếc ngang, ôi chao, cái tông đơ mới toanh! Nó thở ra nhè nhẹ, thấy mọi thứ trở nên đáng yêu hết sức. Rồi nó ngủ quên lúc nào chẳng hay trong cái hiu hiu của ngọn gió ngày cận tết.

* * *

Ông Hòa bần thần dõi mắt nhìn qua bên kia sông. Làng của ông đã dời đi lâu rồi chỉ còn thưa thớt bóng tre. Ông so vai đón làn gió se lạnh. Lại chuẩn bị đón thêm một cái tết mới.

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...