Thị trường Trung thu: Vàng thau lẫn lộn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Càng gần đến Tết Trung thu, thị trường bánh, đồ chơi trẻ em càng sôi động với đủ chủng loại, mẫu mã. Tuy nhiên, chất lượng những mặt hàng này vẫn là điều đáng bàn.   

Vàng thau lẫn lộn

Dạo quanh TP. Pleiku có thể thấy, thị trường bánh Trung thu năm nay khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng như: Kinh Đô, Bibica, Đồng Khánh, Yến sào Khánh Hòa… trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại bánh của các cơ sở ít được biết đến.

 

Một cơ sở bán bánh Trung thu tại góc đường Trần Phú-Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Giác
Một cơ sở bán bánh Trung thu tại góc đường Trần Phú-Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Giác

Ngày 13-9, tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất bánh Trung thu Tân Phát (48B Trần Nhật Duật, TP. Pleiku),đđoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh đã phát hiện rất nhiều can, hộp đựng phụ gia không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hầu hết đều đang dùng dở… Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Ngô Thái Vũ (chủ cơ sở) cho biết: “Cơ sở mới hoạt động được 2 năm, các phụ gia dùng để làm bánh gồm hương liệu, màu thực phẩm, dầu mè… đều được mua ở TP. Hồ Chí Minh, do mua số lượng ít nên không có nhãn mác”. Không chỉ vậy, khu vực sản xuất bánh của cơ sở này khá bề bộn, không đảm bảo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; thành phẩm không được che đậy, bảo quản đúng quy định… Trong khi giá bánh Trung thu của những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện thấp nhất là khoảng 40.000 đồng/chiếc thì bánh của cơ sở này chỉ 4.000 đồng/chiếc.

Thị trường đồ chơi trẻ em phục vụ Tết Trung thu năm nay như: lồng đèn, gậy nhạc, gậy phát sáng, đầu lân-sư-rồng, mặt nạ… cũng đa dạng, phong phú không kém với giá từ vài chục ngàn đồng đến hơn 100 ngàn đồng/chiếc. Song cũng như bánh Trung thu, thị trường này khá nhập nhằng, bên cạnh hàng Việt Nam có đủ nhãn mác vẫn còn nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, nhất là những quầy hàng “lưu động” bán dọc các tuyến phố hay trước cổng trường học. Theo quan sát của P.V tại một quầy bán bánh Trung thu và đồ chơi trẻ em trên đường Hoàng Văn Thụ, khá nhiều đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán nhưng không có tem hợp quy, nhãn phụ tiếng Việt… Thậm chí, tại một quầy hàng tạp hóa lớn trên đường Đinh Tiên Hoàng, dù chủ tiệm giới thiệu là hàng nhập từ Mỹ nhưng nhiều đồ chơi trẻ em tại đây cũng không hề có tem nhãn hay bất cứ thông tin nào về sản phẩm.

Tăng cường kiểm tra

 

Lực lượng chức năng kiểm tra thị trường đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu 2017. Ảnh: L.L
Lực lượng chức năng kiểm tra thị trường đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu 2017. Ảnh: L.L

Dịp Tết Trung thu năm nay, nhiều đoàn kiểm tra đã được thành lập để thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm, bánh Trung thu, đồ chơi trẻ em trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, hàng năm, vào dịp Tết Trung thu, tỉnh đều thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Năm 2016, qua kiểm tra 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu và đồ chơi trẻ em, cơ quan chức năng đã phát hiện 14 cơ sở vi phạm, xử phạt tổng số tiền gần 40 triệu đồng. Năm 2017, tình hình có chuyển biến tích cực, nhiều cơ sở sản xuất bánh Trung thu có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang- thiết bị, nâng cao ý thức vệ sinh an toàn trong sản xuất. Tuy nhiên, qua kiểm tra, cơ quan chức năng vẫn phát hiện một số cơ sở vi phạm. Cụ thể là chỉ mới qua 1 tuần kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 7 cơ sở.

 

Từ ngày 13 đến 20-9-2017, đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh đã phát hiện 7 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, các lỗi vi phạm chủ yếu là không đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất thực phẩm; không thực hiện kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe; bảo quản thực phẩm không đúng theo chỉ định của nhà sản xuất; sử dụng nguyên liệu, phụ gia không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Cũng theo kế hoạch, từ ngày 20-9-2017, đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn. Ông Nguyễn Hoàng-Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ), cho biết: Ngoài kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Pleiku, đoàn sẽ đẩy mạnh kiểm tra tại các huyện, thị xã như Ayun Pa, An Khê và Kbang… Đây là những địa bàn phức tạp do đặc thù khu vực nông thôn, người tiêu dùng ít có thông tin, hiểu biết về sản phẩm nên nhiều cơ sở kinh doanh cố tình trà trộn các sản phẩm kém chất lượng vào bán. “Những cơ sở vi phạm chất lượng, nhãn mác sẽ bị xử lý nghiêm theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa”-ông Hoàng nhấn mạnh.

Về phía lực lượng Quản lý Thị trường, ông Lê Hồng Hà-Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường, cho biết: “Chi cục đã chỉ đạo các đội trực thuộc tăng cường kiểm tra chất lượng, nhãn mác mặt hàng bánh Trung thu, đồ chơi trẻ em... Năm 2016, Chi cục đã phát hiện 1 cơ sở sản xuất bánh Trung thu giả tại TP. Pleiku, tịch thu hàng trăm chiếc bánh cùng hàng chục ký bao bì, vỏ hộp vi phạm. Riêng Trung thu năm nay, Chi cục sẽ triển khai kiểm tra trên toàn tỉnh, tập trung vào các huyện, xã khu vực nông thôn và vùng xa”.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.