Theo chân những 'hiệp sĩ' xuyên đêm tìm đưa người say về nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điều vui buồn của công việc này, theo các 'hiệp sĩ', là họ bỗng dưng trở thành người bầu bạn, là nơi trút nỗi lòng của những người say ...
 
Anh Hoàng Nhật Hải tổ chức một đội những người tình nguyện cố gắng giúp đỡ người say trên đường, những người gặp tai nạn bất ngờ hoặc bị trục trặc xe cộ...Ảnh: Phạm Thu Ngân
Hơn 3 tháng nay, nhất là khi có Nghị định 100/2019, một nhóm tình nguyện do anh Hoàng Nhật Hải (27 tuổi, trú Q.Tân Phú, TP.HCM) thành lập, đã thường xuyên "trực đêm" để hỗ trợ miễn phí người dân bị thủng lốp xe, hết xăng, và đặc biệt là hỗ trợ sơ cứu người say xỉn chẳng may gặp tai nạn, và đưa họ về nhà.
 
Đội anh Hải chạy xe xuyên đêm trên các tuyến đường. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Tận dụng thời gian rảnh
Nhóm anh Hải có khoảng 10 người, thường “đóng quân” tại một quán cà phê mở 24 giờ trên đường Nguyễn Cửu Đàm (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú). Tối 18.1, chúng tôi có mặt, theo đội xuyên đêm... đi tìm người say.
Câu chuyện độc đáo này bắt nguồn từ việc anh Hải chạy xe ôm công nghệ ban đêm để kiếm thêm thu nhập. “Cứ cách vài hôm, chở khách trên đường lại thấy cảnh người say vứt xe nằm ngủ, có khi đâm vào nhà dân, dải phân cách... Như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng, dễ xảy ra trộm cướp, tai nạn giao thông. Nên tôi mới nảy ra ý tưởng thành lập một nhóm đưa họ về nhà, sau được bạn bè hưởng ứng”, anh Hải. Anh Hải cho biết nhóm chỉ hoạt động tự phát, chứ cũng chưa nghĩ tới chuyện đăng ký hoạt động với phường hay cơ quan chức năng nào.
"Mấy lần bản thân nhậu say, cũng ở trong tình huống trên, nên tôi muốn giúp mọi người, rảnh thì làm, chứ cũng không cố định”, anh Hải cho biết.
Đa số những thành viên trong nhóm đều ở tỉnh lên, có công việc riêng và linh động giờ giấc. Đến nay, đội đã giúp đưa hàng chục người say về nhà và hỗ trợ giao thông cho rất nhiều trường hợp.
 
Đội của anh Hải giúp vá xe miễn phí cho người đi đường. Ảnh: NVCC
Anh Hải nói: “Nhóm cũng làm luôn ‘dịch vụ’ vá xe, sửa xe miễn phí. Khuya, các anh tài xế gặp khó khăn lắm”. Chi phí cho những chuyến đi thâu đêm, mỗi thành viên tự chi trả. “Hiện tại nhóm không có quỹ chung, khi cần tiền để sắm sửa thì cả nhóm cùng góp tiền”, anh Hải bộc bạch.
Anh Kiều Chí Lĩnh (22 tuổi, quê Sóc Trăng) cho biết đã tham gia vào nhóm của anh Hải được một tháng. Lĩnh từng tham gia đội trị an, giúp dân ở Q.10 và Q.12. Trong một lần đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện, tình cờ gặp anh Hải rồi “bén duyên” với nhóm. “Giống như mình đi học mình có hai cây bút, cho bạn mình đang không có cây nào một cây thì mình thấy vui trong người. Việc giúp dân này cũng giống y vậy đó”. Lĩnh bảo Tết này sẽ ở lại muộn để trực giúp đội.
Bạn tâm tình của những người say
22 giờ, cả đội mặc áo dạ quang, chuẩn bị các dụng cụ vá, sửa xe rồi bắt đầu... ra đường.
22 giờ 30, nhóm khởi hành ra đường Lê Trọng Tấn, sau đó rảo quanh các đường CN1, Tây Thạnh (Q.Tân Phú) rồi ghé đường Trường Chinh. Đến ngã ba Trường Chinh - Phạm Văn Bạch, nhóm phát hiện có vụ tai nạn giao thông, người dân hiếu kỳ lại xem rất đông. Nạn nhân bị tai nạn xe, bị thương nặng mất máu nhiều ở chân và đã được đưa đi trước đó. Nhóm ở lại hỗ trợ điều phối giao thông rồi bàn giao lại cho CSGT khu vực.
0 giờ , cả nhóm vẫn tiếp tục chạy xuyên các khu vực đường Bình Long, Tân Kỳ Tân Quý, Cầu Xéo, Tân Hương, Lũy Bán Bích. Bám theo đội, chúng tôi nhận thấy các anh thường chọn tuyến đường có đông quán nhậu, hoặc là các tuyến đường vắng... để "đi tuần".
Đôi khi, lòng tốt của họ cũng bị nghi ngờ. Chúng tôi gặp 2 người say, trong đó có một người nữ ra đứng giữa đường nôn mửa. Nhóm anh Hải ghé lại, đề nghị đưa về nhà, nhưng cả 2 người e ngại từ chối, rồi phóng xe đi mất.
Về đến điểm chốt quân tầm 1 giờ sáng, các thành viên sẽ trực điện thoại, tìm xem có trường hợp nào cần giúp đỡ hay không. Trước mắt là thuộc khu vực phụ trách, nhưng nếu có thông tin người say xỉn ở các quận như Tân Bình, Hóc Môn, Củ Chi hoặc cả tỉnh Long An… mà chưa ai hỗ trợ, nhóm vẫn cố gắng đến giúp.
“Biết là di chuyển xa, nhưng mình đưa người ta về nhà an toàn, thì mình mới thấy an tâm”, anh Hải chia sẻ.
Kể rằng cách đây vài ngày, một trường hợp ở Q.Tân Phú, người đàn ông nhậu say đến mức ngã khiến xe hư nặng, nhóm anh Hải đã đến hỗ trợ sửa xe, sau đó đó đưa về tận nhà. “Khi về đến nhà, người này còn đứng rối rít cảm ơn, xin chụp ảnh làm kỉ niệm và hứa sẽ bỏ nhậu”, anh Hải cười lớn.
 
Người say tự lái về vào giờ khuya rất nguy hiểm vì dễ bị trộm cướp và tai nạn giao thông. Ảnh: NVCC
Đến khoảng 2 giờ thì nhóm lại chia nhau khảo sát và rảo quanh tiếp. Các thành viên của đội cũng tin đây mới là thời điểm nhiều cần hỗ trợ nhất, vì các tuyến đường vắng vẻ, dễ cướp giật, nhất là việc say ngủ ngoài đường cũng ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhóm lại chạy sang khu vực đường Tân Kỳ Tân Quý (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân), anh Hải nói: “Hôm trước có một ông khách ngủ say ở đến mức bị rạch túi lấy hết tiền mà không hay biết, may là chưa bị lấy mất xe, nguy hiểm lắm. Đối với những ca nhậu say xỉn vầy, bị té chấn thương nặng thì nhóm sẽ sơ cứu trước rồi sau đó đưa vào bệnh viện”.
Đến 3 giờ 10 ngày 19.1, nhóm sang đường Lê Văn Quới (Q.Bình Tân). Anh Hải nói với chúng tôi rằng: “Các bạn xui quá, đi hai hôm mà không gặp một ai. Nhưng đùa thế, một phần là vì đa số người dân về quê ăn Tết, một phần vì không phải lúc nào cũng gặp trường hợp người say xỉn và họ lại cho mình chở về”. Cứ như thế, xong việc thì mọi người sẽ chào nhau về, hẹn nhau tối tiếp.
Điều vui buồn của công việc này, theo anh Hải kể, là mình cũng bỗng dưng trở thành người bầu bạn, là nơi trút nỗi lòng của những người say xỉn. Đồng cảm câu chuyện “ma men” nào cũng có một nỗi khổ tâm, anh bảo có người thì buồn chuyện gia đình, có người thì vì chuyện kinh doanh thua lỗ.
“Có lần một người phụ nữ buồn bã chuyện gia đình, say rượu rồi lái xe lao xuống kênh, đội mình tìm cách cứu người này lên, sau đó sơ cứu, cầm máu, rồi đưa về nhà”, anh Hải kể.
Nhưng đưa được người say về nhà là một thử thách. Phần là vì họ đang say không chịu nghe “lý lẽ”, hai là vì sợ nhóm dàn cảnh cướp giật, lừa gạt. Có những “ca” khó quá, say đến mức không chịu về, mình phải dọa đem lên phường thì họ mới đồng ý”, anh Hải tâm sự những câu chuyện trên không làm anh thoái chí, ngược lại nếu giúp được, anh bỗng thấy có niềm vui được ươm và nảy nở trong lòng.
Chúng tôi đã đi theo nhóm anh Hải hai đêm. Và thật may mắn, không đêm nào chúng tôi tìm thấy bóng người say nằm vật bên vệ đường, điều này hẳn là tín hiệu tốt....
Phạm Thu Ngân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…