Thêm một phụ nữ bị 'hack' tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi cài đặt phần mềm ứng dụng dịch vụ công giả mạo cấp thẻ căn cước cho trẻ em, một người phụ nữ ở Hà Nội bị chiếm quyền điều khiển điện thoại và mất số tiền 1,5 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vừa qua, chị H. (trú tại Hà Đông, Hà Nội) nhận được điện thoại của đối tượng giả mạo xưng là cán bộ công an và hướng dẫn chị tải ứng dụng dịch vụ công. Do chủ quan, tin theo lời các đối tượng, chị H. đã cài đặt phần mềm giả mạo này. Sau đó, các đối tượng kiểm soát ứng dụng ngân hàng và chiếm đoạt số tiền 1,5 tỷ.

Trước đó, với thủ đoạn tương tự, nhiều nạn nhân bị kẻ xấu gọi điện mạo danh cán bộ công an, hướng dẫn cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo và bị chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Cuối tháng 5/2024, người phụ nữ 40 tuổi trú tại Hoài Đức (Hà Nội) cũng nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an yêu cầu tải ứng dụng dịch vụ công để làm định danh mức 2. Khi cài đặt ứng dụng từ đường link đối tượng gửi, nạn nhân bị chiếm quyền sử dụng điện thoại và mất gần 6 tỷ đồng trong tài khoản.

Theo Công an TP Hà Nội, lợi dụng việc cấp thẻ căn đối cước đối với trẻ em 0 - 14 tuổi, các đối tượng tự xưng là cán bộ công an, cảnh sát khu vực gọi điện yêu cầu người dân tải ứng dụng dịch vụ công giả mạo trên điện thoại để làm thủ tục trực tuyến.

Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, nạn nhân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán trên điện thoại.

Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Cơ quan công an khuyến cáo, người dân nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Tuyệt đối không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại.

Đồng thời, liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện. Chủ động tìm hiểu thông tin về việc làm căn cước tại địa phương qua tổ dân phố, cảnh sát khu vực phụ trách.

Không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.

Bên cạnh đó là thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm công nghệ cao trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh.

Theo Thanh Hà (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.