Thêm một bệnh nan y bị đánh bại chỉ nhờ cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thói quen uống cà phê hàng ngày không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn vài giờ sau mỗi ly mà còn có thể đem lại một giá trị bất ngờ ở hàng chục năm sau.

Các nhà khoa học từ Đại học Verona (Ý) đã nối dài thêm danh sách những lợi ích sức khỏe của cà phê bằng cách chứng minh loại thức uống này có thể chống được cả bệnh Alzheimer nan y.

Từ lâu có hai yếu tố độc hại xuất hiện trong não bộ được cho là căn nguyên của Alzheimer: Protein tau và mảng amyloid.

Nghiên cứu mới công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy cà phê có thể đánh bại protein tau một cách thần kỳ.

Cà phê đậm đặc như espresso có thể là "thần dược" chống Alzheimer - Ảnh minh họa từ MEDICA XPRESS




Cà phê đậm đặc như espresso có thể là "thần dược" chống Alzheimer - Ảnh minh họa từ MEDICA XPRESS

Các tác giả đã thí nghiệm trên chiết xuất cà phê espresso, một cách pha chế giúp tạo ra món cà phê rất đậm đặc, đồng nghĩa với hàm lượng caffein và các loại flavonoid (nhóm hợp chất chống oxy hóa tự nhiên) như genistein và theobromine tăng cao.

Chiết xuất cà phê được ủ cùng một dạng rút gọn của protein tau trong phòng thí nghiệm suốt 40 giờ. Kết quả là nồng độ cà phê - cũng như caffein, genistein trong đó - càng cao, các sợi tơ của protein độc hại càng ngắn hơn, không sinh sôi, không tạo thành các tấm lớn và trở nên vô hại với tế bào.

Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy cà phê có tác dụng cả với các sợi tau "già", được hình thành đã khá dài.

Mặc dù còn nhiều bước nghiên cứu cần thực hiện, nhưng phát hiện này đã là "chiếc chìa khóa vàng" mà các nhà khoa học trông đợi.

Với cơ chế này, một hành động đơn giản là uống cà phê cũng đã giúp bảo vệ não bộ của bạn. Điều này cũng được một số nghiên cứu dạng quan sát - thống kê trước đây ủng hộ.

Alzheimer là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh sa sút trí tuệ - mất trí nhớ, tỉ lệ ngày một tăng cao, gây suy giảm chất lượng sống nặng nề và tử vong sớm. Hiện nay mới chỉ có vài loại thuốc mới được phê duyệt hoặc thử nghiệm thành công, nhưng tác dụng còn hạn chế.

Công trình của Đại học Verona không những tìm ra cơ chế giúp cà phê đánh bại Alzheimer, mà còn mở đường cho các nghiên cứu nhằm tạo ra các phương thuốc tiên tiến hơn, lại có nguồn gốc tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.