Thêm 14 ca mắc COVID-19 mới, nhiều ca ở Đà Nẵng, Quảng Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều tối 12-8 thông báo ghi nhận thêm 14 ca COVID-19 mới tại Đà Nẵng và Hà Nội.
 
Kỹ thuật viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM bơm dung dịch Lysis trước khi tiến hành tách chiết mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Kỹ thuật viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM bơm dung dịch Lysis trước khi tiến hành tách chiết mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Như vậy đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 880 ca bệnh, trong đó 321 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Riêng từ ngày 25-7 đến nay, có 419 ca liên quan đến Đà Nẵng.
Cụ thể các ca mắc mới như sau: 
Ca bệnh 867 (bệnh nhân 867): nam, 63 tuổi; ở Bình Giang, Hải Dương. Ngày 31-7, bệnh nhân có ho, mệt mỏi. Ngày 8-8, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau đó về nhà con gái tại Thanh Trì, Hà Nội. 
Ngày 9-8 ông khám và nhập Bệnh viện Thanh Nhàn với chẩn đoán viêm phổi nặng, ngày 10-8 lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, kết quả lần 1 âm tính. Ngày 11-8 lấy mẫu lần 2, kết quả xét nghiệm Bệnh viện Thanh Nhàn và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đều dương tính với SARS-CoV-2.
Ca bệnh 868 (bệnh nhân 868): nữ, 58 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 19 đến 25-7.
Ca bệnh 869 (bệnh nhân 869): nữ, 83 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian từ 4 đến 8-7 và 11 đến 19-7.
Ca bệnh 870 (bệnh nhân 870): nữ, 35 tuổi; ở Điện Bàn, Quảng Nam. Bệnh nhân là con và có tiếp xúc với bệnh nhân 478.
Ca bệnh 871 (bệnh nhân 871): nữ, 59 tuổi; ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân là vợ của bệnh nhân 825.
Ca bệnh 872 (bệnh nhân 872): nam, 56 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nhân 823 và tiếp xúc với mẹ là bệnh nhân 873.
Ca bệnh 873 (bệnh nhân 873): nữ, 77 tuổi; ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân có đến Bệnh viện Đà Nẵng điều trị và có tiếp xúc với con dâu là bệnh nhân 823.
Ca bệnh 874 (bệnh nhân 874): nữ, 56 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng. Là vợ bệnh nhân 666.
Ca bệnh 875 (bệnh nhân 875): nữ, 26 tuổi; Liên Chiểu, Đà Nẵng. Là sinh viên thực tập tại Bệnh viện Đà Nẵng và trong thời gian từ ngày 15 đến 24-7 có tiếp xúc với 2 nhân viên y tế là bệnh nhân 435 và bệnh nhân 574.
Các ca bệnh 868 - 875 (bệnh nhân 868 - 875) được lấy mẫu ngày 11-8, kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Ca bệnh 876 (bệnh nhân 876): nam, 51 tuổi; ở Duy Xuyên, Quảng Nam
Ca bệnh 877 (bệnh nhân 877): nam, 41 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng
Ca bệnh 878 (bệnh nhân 878): nam, 30 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng
Ca bệnh 879 (bệnh nhân 879): nam, 33 tuổi; ở Hải Châu, Đà Nẵng
Ca bệnh 880 (bệnh nhân 880): nam, 46 tuổi; ở Thanh Khê, Đà Nẵng
Các ca bệnh 877 - 880 (bệnh nhân 877 - 880) ghi nhận tại Đà Nẵng đang được điều tra, bổ sung thông tin dịch tễ.
Về tình hình điều trị các bệnh nhân, theo báo cáo của Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 18h ngày 12-8, đã có 400 ca được công bố khỏi bệnh. Trong số các ca còn đang điều trị, đã có 51 ca có kết quả âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 và 10 ca có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Số ca tử vong: 17 ca.
LAN ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.