Thành cổ hơn 1.000 năm mang dấu ấn ba thời kỳ đại ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thành Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử gắn với ba thời kỳ: Vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Thành tọa lạc trên địa phận thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Thành được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1982.

 
Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Vì năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Chămpa, sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Vì năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phục Chămpa, sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn có tên Thành Hoàng Đế, trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
Đến năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Từ đây, thành Đồ Bàn có tên Thành Hoàng Đế, trở thành kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc.
Thành Hoàng Đế có kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7.400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
Thành Hoàng Đế có kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7.400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
Hiện nay, trong khuôn viên thành Hoàng Đế vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII.
Hiện nay, trong khuôn viên thành Hoàng Đế vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Bên trong Tử Cấm Thành vẫn còn lưu giữ 3 tượng sư tử đá có niên đại từ thế kỷ XII.
Đồng thời, có hai hồ bán nguyệt (thủy hồ) dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m.
Đồng thời, có hai hồ bán nguyệt (thủy hồ) dài 17m, rộng 10m và sâu 1,6m.
Cách trung tâm thành Đồ Bàn vài trăm mét, dấu tích còn nguyên vẹn của kinh đô vương quốc Chămpa là ngôi Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi thấp.
Cách trung tâm thành Đồ Bàn vài trăm mét, dấu tích còn nguyên vẹn của kinh đô vương quốc Chămpa là ngôi Tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi thấp.
 Ngày nay, nhiều đoạn gạch đá trong thành Hoàng Đế bị vỡ vụn, hoang phế.
Ngày nay, nhiều đoạn gạch đá trong thành Hoàng Đế bị vỡ vụn, hoang phế.
Đặc biệt, trong trận chiến năm 1799, quân Nguyễn do Chưởng hậu quân Võ Tánh đánh chiếm được thành. Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn thủ thành.
Đặc biệt, trong trận chiến năm 1799, quân Nguyễn do Chưởng hậu quân Võ Tánh đánh chiếm được thành. Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn thủ thành.
Mùa đông năm 1799, bước sang năm 1800, nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định. Trận chiến tại đây khá kéo dài, quân Võ Tánh bị vây hãm trong thành, sức kiệt, lương thực hết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn, còn Võ Tánh viết thư xin tha tội cho tất cả tướng sĩ của mình rồi lên lầu bát giác châm lửa tự thiêu.
Mùa đông năm 1799, bước sang năm 1800, nhà Tây Sơn đem quân vây đánh thành Bình Định. Trận chiến tại đây khá kéo dài, quân Võ Tánh bị vây hãm trong thành, sức kiệt, lương thực hết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn, còn Võ Tánh viết thư xin tha tội cho tất cả tướng sĩ của mình rồi lên lầu bát giác châm lửa tự thiêu.
Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy tên là thành Bình Định. Năm 1805 nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói gọi là Bát Giác lầu.
Năm 1802, triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy tên là thành Bình Định. Năm 1805 nhà Nguyễn cho lập lăng Võ Tánh ngay trên nền điện Bát Giác của thành Hoàng Đế và dùng lầu Bát Giác làm nơi hương khói gọi là Bát Giác lầu.
Đến năm 1815, Nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (sau này còn có tên gọi là Đền Chiêu Trung).
Đến năm 1815, Nhà Nguyễn cho triệt hạ hết các cung điện cũ của thành Hoàng Đế, dỡ đá ong của thành cũ mang đi xây thành mới, trừ lầu Bát Giác được sửa sang lại làm Đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (sau này còn có tên gọi là Đền Chiêu Trung).
 Lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là một khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích.
Lầu Bát Giác và khu lăng thờ hai viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đây là một khu lăng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn nằm trong quần thể của di tích.



Nguyễn Vân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.