“Tháng Giêng rét đài”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm trước, sau Tết Nguyên đán, tiết trời dần ấm lên. Năm nay, tháng Giêng đã sang nửa chừng nhưng cái lạnh cứ dùng dằng. Chừng như luyến lưu, tiếc nhớ cuộc dạo chơi với xuân thì nên cái lạnh vẫn ung dung tản bộ chiều nay. Lẽ nào tiết trời bất thường, không tuân theo 24 tiểu tiết, trên cơ sở lịch âm điển hình.

Thì vài năm trước cũng có lúc tiết trời thất thường như thế nhưng rét trơ cả đài, cả nhụy, rét như luồn trong gió, trong tay áo thì hiếm khi lắm. Phải chăng nguồn cơn từ việc tháng Giêng chỉ có mưa phùn và gió lạnh, bông hoa chớm nở đã rụng rơi cánh mỏng chỉ còn trơ lại đài hoa nên người ta gọi là rét đài?

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Phải kết nối cảm quan cùng với thiên nhiên, chịu khó quan sát và rút ra kinh nghiệm dự đoán thời tiết từ năm này qua năm khác thì dân gian mới có được sự phân loại kiểu rét vừa phù hợp vừa đáng yêu đến thế. Giờ mấy ai còn nhắc nhớ đến khái niệm “rét đài” vì trên bản tin truyền hình chỉ có những chỉ báo như “rét đậm, rét hại” rồi “không khí lạnh tăng cường” đó thôi. Pleiku từ sau Tết đến đã có vài ba đợt lạnh, chẳng đủ lớn để gọi là một “cơn rét đài” hay đó là sự ảnh hưởng giao thoa của khí hậu, thiên nhiên cùng hòa quyện trong cái giá rét của xứ Bắc?

Tháng Giêng gió lộng, giá rét thổi hút kiệt những giọt nước cuối cùng của mùa còn sót lại nhưng cây đót lại ra bông phất phơ trong gió đem đến vẻ mềm mại thơ mộng cho các triền núi chênh vênh hay các cung đường đèo. Tháng Giêng, lũ trẻ thường rủ nhau lên núi bắt đầu mùa hái đót. Tôi thích nhất là gặp những khóm, những vùng bông đót vừa mới xòe bông, những bông đót chưa ngả màu vàng xám. Bông đót còn là lộc của rừng để mâm cơm ngày sau Tết của người làng tôi thêm chút thịt cá và góp phần nâng bước chân đám trẻ đến trường.

Tháng Giêng nơi đây thi thoảng có chút mưa dịu nhẹ, cái rét cũng ngọt trong những đài hoa. Thì trước hiên nhà, cội mai vàng sau những ngày xuân, khi những cánh hoa rụng hết cũng trơ đài ra trước gió, nhành cây bọc sương sớm óng lên. Nhìn ra trước vườn, bà tôi không khỏi chạnh lòng trong tiếng thở dài, loang trong gió sớm. Những khi ấy, tôi hay nắm lấy bàn tay bà và chúng tôi thường bắt đầu đếm nhớ kỷ niệm xưa. Những buổi như thế, ánh nắng vừa đủ hừng lên quyện trong cái se se làm lòng người trở nên dịu dàng. Tôi và bà nhìn qua ô cửa sổ ngỡ như chúng tôi đang trong những tháng Giêng đã cũ. Vì cũng bên cửa sổ nhỏ kia, cạnh chiếc máy khâu cũ của ông nội là lọ hoa lay ơn thắm đỏ. Tôi cuộn tròn trong chiếc chăn con công cũ bạc phếch thời gian, chỉ đủ thò cái đầu lấp ló, chỉ đủ hình dung tiếng xành xạch đạp máy khâu của ông tôi. Tất cả cứ nằm yên trong lòng nhớ, chỉ cần lay lay nhẹ, ký ức sẵn sàng thức dậy khi tháng Giêng gợi về.

“Tháng Giêng rét đài”, bà dẫn tôi ra ngồi dưới gốc cây pơ lang, hoa bung nở, đỏ thắm một góc trời. Cây cứ thế gần gũi lớn lên theo năm tháng và hằn in trong ký ức của bà. Tôi tần ngần ngồi dưới gốc cây pơ lang để thấy mùa đang trôi qua một cách êm đềm. Khi rời làng, ông bà mang theo nỗi nhớ và niềm tự hào, ý thức nguồn cội. “Chính ông cháu đã trồng cây này, khi đến đây khai khẩn, góp sức lập làng”-giọng bà thoảng trong gió sớm. Hồi giờ, tôi cứ mặc định chỉ riêng miền đất này mới có và gắn với cánh pơ lang xoay trong gió rét tháng Giêng kia.

Tháng Giêng khiến xui tôi nhớ căn bếp của bà. Bên ấm nước đen nhay nháy bám đầy nhọ đang sôi là chú mèo nằm cuộn tròn tìm chút ấm áp. Rồi lại nhớ đến ước mơ bé xíu về cuộc sống khấm khá hơn của hai bà cháu. Ký ức tuổi thơ gian khó của tôi chẳng hiểu sao chỉ gắn toàn những ngày rét mướt trong ray rứt mong manh. Nhớ tháng Giêng dáng bà tần tảo sớm hôm, đầu trùm kín chiếc khăn nhung, lom khom tưới tắm vồng rau xanh mướt. Bà vào Tây Nguyên đã lâu nhưng vẫn giữ dáng dấp của người Bắc không phai vào đâu được. Vậy nên, chút rét tháng Giêng lắc phắc trên những kỷ niệm như thêu những đường kẻ xanh trên chiếc khăn trùm ấm của bà, bật lên trong tôi nhưng mến thương cuộc đời.

Năm nào tôi cũng xin phép bố mẹ về ăn Tết với bà. Và lần nào, tôi cũng nấn ná qua Giêng cùng bà để ngồi dưới gốc cây pơ lang trong chiều rét như cắt cớ, bên cạnh là những ý nghĩ ấm áp trong xiết bao mến thương này.

Có thể bạn quan tâm

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.