Thần Siva khi vào thánh địa Cát Tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Qua nhiều lần khai quật khảo cổ học, những bí ẩn trong lòng đất cổ Nam Tây Nguyên dần hé lộ. Nhưng cũng từ đó, nhiều vấn đề thuộc thế giới tâm linh của cổ dân Nam Tây Nguyên được đặt ra và cần được lý giải một cách khoa học. Trong đó, một trong những nội dung cần được quan tâm một cách đặc biệt đó là tượng thần Siva.
 

 Sinh viên thực tập tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Ảnh: K.D
Sinh viên thực tập tại di tích khảo cổ Cát Tiên. Ảnh: K.D

Tại một số di chỉ khảo cổ học trên vùng đất cổ Nam Tây Nguyên-Lâm Đồng, đặc biệt là tại di chỉ khảo cổ Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), ngay từ những ngày đầu mới khai quật, các nhà khoa học không những chỉ tìm thấy các ngẫu tượng linga mà điều lý thú là còn tìm thấy những tượng nữ thần Siva.

Nói về di tích Cát Tiên, một nhà khảo cổ học đưa ra nhận định: “Từ xa xưa, Cát Tiên đã có một cơ tầng văn hóa đủ sức hội nhập với nền văn hóa mới, tạo ra sự tiếp nối liên tục với sự ứng xử đặc biệt khi văn hóa Ấn Độ hội nhập vào vùng biển Đông. Toàn bộ kiến trúc các ngôi đền ở Cát Tiên được xây dựng theo chuẩn tắc Bà la môn giáo, Ấn Độ giáo kết hợp với Phật giáo: Bình đồ hình vuông, giật cấp nhiều lần với sự bố trí gần như không đổi của những cửa tháp, thanh đá ốp cửa, trụ bệ, mí cửa với những ngẫu tượng linga, yony, tượng Ganêsa, và đặc biệt là tượng nữ thần Siva... Chuẩn tắc đó được thực hiện bởi những bàn tay và khối óc tài hoa của các nhà kiến trúc tôn giáo nhiều thế hệ. 20 ngôi đền tháp và đền mộ hoàn toàn khác nhau về chi tiết nhưng lại hòa quyện với nhau trong kiểu dáng, và với tượng thần Siva, Cát Tiên đã vươn trong không gian một thế giới tâm linh, bí ẩn, kỳ vĩ...”.

Một trong những điều làm nên sự “bí ẩn, kỳ vĩ” đó là tượng thần Siva đã được tìm thấy qua các kỳ khai quật khảo cổ ở thánh địa Cát Tiên. Theo quan niệm của cổ dân Nam Tây Nguyên (và nhiều cổ dân khác trên thế giới), thần Siva được tôn thờ với nhiều hình mẫu khác nhau; nhưng trước hết, đó là một trong 3 vị thần tối cao có nhiệm vụ trấn giữ đền tháp và giúp người đứng đầu cộng đồng cai quản chúng sinh.

 

Di tích khảo cổ học Cát Tiên còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá.
Di tích khảo cổ học Cát Tiên còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Ảnh: K.D

Trên thế giới, hình ảnh thần Siva được tìm thấy nhiều nhất là hình ảnh thiếu nữ có nhiều cánh tay (6 hoặc 8 cánh tay) trong tư thế đứng múa, và một trong những cánh tay ấy có cầm một con dao găm, đinh ba... Hoặc có khi thần Siva được hóa thân thành ngẫu tượng linya-yony của biểu tượng sinh tồn. Cũng trên thế giới, hình ảnh thần Siva được tìm thấy đôi khi được đồng nhất với chính con vật mà vị thần này dùng để cưỡi là con bò Nandin; hoặc có khi là phiến đá canh cửa đền tháp... Với Cát Tiên, một trong số hơn 300 bức phù điêu màu vàng được tìm thấy gây được sự chú ý đặc biệt cho nhiều người là bức phù điêu có hình ảnh một phụ nữ ngực trần chỉ có hai tay cầm lá sen và hoa sen. Theo đoán định của nhiều nhà khoa học, hình ảnh nữ thần Siva của Cát Tiên đã khác nhiều so với nữ thần Siva phổ biến. Ở đây, nữ thần Siva của cổ dân Nam Tây Nguyên vừa mang đậm yếu tố văn hóa bản địa đặc trưng nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng yếu tố văn hóa bên ngoài, đặc biệt là yếu tố Chân Lạp ở phía Nam và yếu tố Chăm ở phía Bắc. Nói cách khác, nữ thần Siva của văn hóa Ấn du nhập theo đường biển vào cộng đồng Chăm ở phía Bắc và Chân Lạp ở phía nam đã có sự biến đổi đáng kể: Từ nhiều cánh tay (8 hoặc 6) đã được “đơn giản hóa” còn hai tay; những cánh tay vừa múa vừa úp lên bụng và đặc biệt là vừa cầm những vật như đinh ba, dao găm, chén dầu lửa, lược... đã biến mất, và đến khi vào với cổ dân Nam Tây Nguyên chỉ còn hai cánh tay cầm hoa sen và lá sen.

Như vậy, có thể nói rằng, yếu tố văn hóa từ bên ngoài khi du nhập vào cộng đồng cư dân cổ đã được “bản địa hóa”! Và, đây sẽ là điều lý thú cho những ai quan tâm đến văn hóa cổ dân Nam Tây Nguyên, nhất là trong công việc nghiên cứu.

Khắc Dũng

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.