Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao - Bài 3: Khi lính biên phòng 'xuất kích'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đi qua những bản làng vùng biên dịp này thi thoảng sẽ thấy những mái nhà mới mọc lên vững chãi. Ở đó có hình bóng của những người lính biên phòng vẫn ngày ngày miệt mài góp công sức, tiền bạc và cả tâm huyết để dựng xây từng mái ấm như thế.

Mái ấm cho gia đình người tâm thần

Chúng tôi theo chân Đại úy Vàng Văn Vinh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mường Khương (Lào Cai) lên chốt ở xã Tung Chung Phố. Ở đây, bộ đội biên phòng đang cùng chính quyền địa phương giúp một gia đình đặc biệt khó khăn xây dựng căn nhà mới.

Qua chốt biên phòng Tung Chung Phố, chúng tôi đón thêm Trung tá Phạm Văn Thoan, Tổ trưởng Tổ công tác địa bàn để có người dẫn đường. “Chúng ta sẽ vào nhà anh Vàng Seo Dín ở thôn Nàn Tiểu Hồ. Anh Dín sinh năm 1974. Đây là hộ nghèo, là hộ không thể nghèo hơn được nữa! Hiện máy xúc đang đào, đắp. Mai chúng tôi sẽ huy động chiến sỹ, bà con nhân dân tháo dỡ nhà cũ lấy chỗ xây nhà mới cho anh Dín”, Trung tá Thoan thông tin với chúng tôi.

Xe chúng tôi vào trung tâm xã Tung Chung Phố trên con đường lổn nhổn đất đá thêm chừng một cây số nữa thì dừng lại. Nhà anh Dín nằm trên lưng một quả đồi. Căn nhà dựng bằng gỗ đặc trưng của người Mông đã xiêu vẹo. Đầu đốc căn nhà hở hoác, tấm bạt che đã rách nát. Chiếc giường bên trong lộ ra với lỉnh kỉnh màn, quần áo. Đây là nơi sinh sống của 8 khẩu gồm vợ chồng, con cháu trong gia đình anh Dín.

Anh Dín không có ở nhà. Thấy có khách đến, chị Lùng Seo Pằng vợ anh Dín vội vàng lấy chổi phẩy rác trên nền đất nhấp nhô, bụi bay mù mịt một lát mới lắng. Bên trong căn nhà trống hoác, hầu như không có đồ đạc gì giá trị. Góc nhà, anh con trai Vàng Seo Lùng vốn là lao động chính của gia đình đang nằm co ro với tay bị xích vào cột gỗ.

Chị Pằng không nói được tiếng phổ thông. Nhờ người hàng xóm sang phiên dịch, chúng tôi mới biết, anh con trai Vàng Seo Lùng vốn cao to, đẹp trai. Lùng cưới vợ sớm và đã có 3 con. Con lớn đã học lớp 4, con nhỏ nhất 5 tuổi. Năm 2021, Lùng bị bệnh. Lúc đầu anh chỉ hay nói linh tinh, sau đó đi lang thang vô định, phá phách hàng xóm, láng giềng. Chiếc giường của đôi vợ chồng mua khi cưới, bị chính anh đập phá tan nát. Hiện giờ, mọi người chỉ trải chiếc chăn lót dưới nền đất để anh nằm. Gia đình không có tiền chạy chữa, đành xích anh vào để không làm phiền đến xóm làng.

“Anh Dín đang đi chăn bò ngoài nương. Hai con bò gia đình được Nhà nước hỗ trợ cấp cho từ năm ngoái. Năm nay, được xây cho nhà mới tôi vui lắm, cảm ơn bộ đội biên phòng, cán bộ, Nhà nước đã quan tâm”, anh hàng xóm dịch lại lời chị Lùng Seo Pằng.

Chúng tôi liên lạc gặp Ma Seo La, vợ của Vàng Seo Lùng (SN 1995). Chị La đang đi làm thuê để lấy tiền nuôi các con ăn học. Hỏi về dự tính xây nhà mới, chị La cho hay, căn nhà mới của gia đình sẽ xây bằng gạch, khoảng 80m2. “Dự tính chi phí khoảng 180 triệu đồng. Bộ đội Biên phòng hỗ trợ 60 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, còn thiếu thì tôi vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương”, chị La dự tính.

Căn nhà anh Vàng Seo Dín thôn Nàn Tiểu Hồ xã Tung Chung Phố huyện Mường Khương
Căn nhà anh Vàng Seo Dín thôn Nàn Tiểu Hồ xã Tung Chung Phố huyện Mường Khương

Tính toán mạch lạc vậy nhưng chị Ma Seo La vẫn còn lo: “Có nhà mới cũng vui nhưng cũng lo vì vừa phải đi làm thuê để nuôi con, vừa phải trả nợ. Tuy nhiên, tôi quyết tâm xây nhà mới để bố mẹ chồng và các con có nơi sinh sống ổn định. Chúng tôi sẽ trồng cây sa nhân để bán lấy tiền trả ngân hàng”.

Phía sau nhà anh Dín, máy xúc đang khẩn trương san gạt đắp nền nhà mới để kịp ngày mai bộ đội cùng dân bản sẽ di chuyển nhà cũ ra đó. Phần nền nhà cũ sẽ được khởi công xây dựng mới.

Góp công và giúp cả tiền

Rời nhà anh Vàng Seo Dín chúng tôi đến thăm 3 hộ gia đình khác ở bản Lũng Pâu, Pảo Tủng ở xã Tung Chung Phố và bản Mã Tuyển (thị trấn Mường Khương). Đây là các gia đình khó khăn được Bộ đội biên phòng Đồn Mường Khương hỗ trợ xóa nhà tạm trong dịp này. Trong đó, nhà ông Đỗ Văn Nhật (SN 1959) đã đổ xong móng. Thấy chúng tôi đến thăm, ai cũng phấn khởi khi chỉ nay mai thôi họ sẽ được về nhà mới trước mùa mưa bão đang đến gần. “Khi định được ngày tháo dỡ, di chuyển nhà mới, cả cán bộ, chiến sỹ của Đồn Biên phòng Mường Khương đã có mặt từ sớm. Người lên nóc tháo dỡ từng tấm fibro xi măng, người nhổ từng cái đinh, tháo từng tấm gỗ xếp cẩn thận. Việc cứ trôi ào ào. Chỉ trong một ngày, ngôi nhà cũ đã được di chuyển để nhường chỗ cho anh em thợ đào móng, ghép sắt, đổ bê tông”, ông Nhật cho hay.

Đến từng nhà, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mường Khương Đại úy Vàng Văn Vinh đều hỏi han từng người xem tiến độ công trình thế nào, có vướng mắc gì không. “Chúng tôi sẽ bố trí lực lượng, xây dựng kế hoạch tháo dỡ nhà cũ, di dời tài sản, đảm bảo việc xây dựng diễn ra nhanh chóng, an toàn. Chúng tôi tập trung giúp các gia đình việc nặng nhọc như tháo dỡ, di chuyển nhà cũ cho các hộ để họ có thể làm nhà mới”, Đại úy Vinh cho biết.

Bộ đội Đồn Biên phòng Mường Khương hỗ trợ người dân tháo dỡ, di dời nhà cũ nát
Bộ đội Đồn Biên phòng Mường Khương hỗ trợ người dân tháo dỡ, di dời nhà cũ nát

Đại úy Vinh kể, để bà con yên tâm và cũng để các đơn vị thi công tin tưởng, Đồn Biên phòng Mường Khương còn trực tiếp thuê thợ, thuê thiết kế theo nhà tiêu chuẩn. Có như thế, công tác xây dựng nhà cho bà con mới được đảm bảo chất lượng và tiết kiệm.

Huyện Mường Khương vừa phát động thi đua “90 ngày đêm” xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, với mục tiêu hoàn thành trước ngày 30/6. Qua rà soát, trong giai đoạn 2024- 2025, huyện đặt mục tiêu xóa bỏ 4.244 căn nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 2.604 ngôi nhà, đạt hơn 61% kế hoạch.

Tôi hỏi, việc huy động nguồn lực để hỗ trợ người dân được thực hiện thế nào? Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mường Khương cho biết: “Chính gia đình quân nhân trong đơn vị đã chung tay đóng góp theo tinh thần “giàu một bó khó một nén”. Mỗi người một nén, một vài viên gạch nhỏ nhưng tổng số tiền huy động trong đơn vị lên đến 40 triệu đồng đấy!”.

Đại úy Vinh kể, khi phát động phong trào xóa nhà tạm cho người dân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mường Khương rất quyết liệt và xông xáo trong vận động nguồn lực. Nhờ những lá thư ngỏ, những cuộc vận động trực tiếp, đơn vị đã quyên góp thêm được 180 triệu đồng từ các nhà hảo tâm. Số tiền quyên góp được sẽ hỗ trợ những hộ đặc biệt khó khăn xóa nhà tạm, nhà dột nát lần này.

(Còn nữa)

Theo Đức Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.