Hồi ức đến tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

GS Trần Văn Thọ là người viết nhiều, ông xuất bản nhiều sách và là tác giả của nhiều bài báo, riêng với tiếng Việt, ông công bố hàng trăm tác phẩm báo chí.

Tôi có may mắn được đọc hầu hết các tác phẩm của Trần Văn Thọ, nhiều bài được tác giả tin cậy gửi cho đọc trước. Cảm giác chủ đạo là ngoài sự uyên bác, có một Trần Văn Thọ tuy phần lớn thời gian ở Nhật Bản nhưng chưa bao giờ xa cách đất nước, quê hương.

hoiuc.jpg
GS Trần Văn Thọ bên ao cá trong Khu lưu niệm Nguyễn Khuyến tại làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, ngày 4-8-2024. Ảnh: Tư liệu

Hồi ức đến tương lai (NXB Đà Nẵng, 2025) tập hợp những bài viết của GS Trần Văn Thọ ngoài lĩnh vực kinh tế như lịch sử, văn hóa, văn nghệ, giáo dục... nhưng cũng liên quan vấn đề phát triển đất nước ở phạm vi lớn hơn. Cũng có nhiều bài bàn đến những vấn đề như an ninh quốc gia, đạo đức trong kinh tế thị trường, phát triển và hạnh phúc… qua đó ta thấy rõ hơn một Trần Văn Thọ ngoài một học giả lớn còn là một tác giả tài hoa, đa dạng và rất… báo chí.

Nghiêm túc với công việc và với chính mình

Ý tưởng đề xuất làm cuốn sách này xuất phát từ một công việc cụ thể của tôi. Số là trong lúc cần số liệu về vai trò của dịch thuật trong việc hình thành nước Nhật Bản hiện đại, tôi tìm bài viết của GS Trần Văn Thọ. Đọc lại nhưng cảm xúc vẫn tươi mới như lần đầu, nó không chỉ là một bài báo mà nó giống như một tư liệu có tính học thuật với những phân tích rất cần cho người nghiên cứu, từ đó tôi tìm đọc thêm. Có bài GS Trần Văn Thọ viết cách đây gần ba mươi năm, có bài mới, có bài đề cập vấn đề lớn nhưng cũng có những bài liên quan một khía cạnh cuộc đời, nhưng nó không bị cảm giác đọc lại do thông tin lạc hậu. Tình huống phân tích có thể cũ nhưng giá trị mà bài báo nêu ra vẫn tạo sự thôi thúc lớn. Tôi chia sẻ tâm trạng này và đề nghị GS Trần Văn Thọ cho tập hợp các bài báo (chủ yếu đã công bố) để xuất bản thành sách.

Tên sách và chủ đề của từng phần cố gắng theo một hệ thống với hàm ý khái quát được một quá trình. Ở đây có một vấn đề mà tôi nghĩ người nghiên cứu cần tham khảo. Trước khi in lại thành sách, GS Trần Văn Thọ đọc lại toàn bộ bản thảo và nhiều chỗ viết thêm cho rõ, nhất là để phù hợp với tình hình thực tế. Nghiêm túc với công việc và với chính mình bao giờ cũng là sự tự trọng. Tôi muốn nhấn mạnh ý này: hiện chúng ta đang tập trung chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, tôi tin rằng Hồi ức đến tương lai sẽ cung cấp cho ta nhiều ý kiến cần thiết, trong đó có kinh nghiệm của các nước thành công. Hơn tất cả là một niềm tin mới vào sự phát triển của nước Việt Nam.

GS Trần Văn Thọ là người am hiểu lịch sử nước nhà một cách sâu sắc và không ngừng làm phong phú kiến thức ấy khi đến bên đồi A1 để suy ngẫm tầm vóc vĩ đại chiến thắng Điện Biên Phủ, ông viếng nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, ông dừng chân rất lâu trước vạch sơn trắng trên chiếc cầu gỗ Hiền Lương, ông đi xuyên Việt từ Bắc vào Nam, ông lên Tây Nguyên để sững sờ xúc động trước bạt ngàn bazan trù phú…

Khát vọng vì một Việt Nam hùng cường

Khi còn làm việc ở Báo Đà Nẵng, trong nỗi lo chuẩn bị giai phẩm Xuân mà nhận được bài của GS Trần Văn Thọ thì xem như số báo Tết năm đó yên tâm có một bài “đinh”. Tôi nghĩ nhiều tổng biên tập có lẽ cũng có chung cảm giác đó. Vì sao? Bài của GS Trần Văn Thọ thường là một vấn đề thời sự nào đó nhưng rất “Tết”, xứng đáng được chọn để đọc trong không khí rạo rực đón mừng năm mới. Quê hương có trong ông là cuốn Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu mà ông mang theo khi du học, là ca dao, tục ngữ, là hình bóng làng quê Điện Phước, Hội An… nhưng hơn tất cả là khát vọng cháy bỏng vì một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển, GS Trần Văn Thọ là người có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam. Ông có dịp nhìn thấy sự phát triển của các nước chung quanh và càng trăn trở về sự bỏ lỡ thời cơ của nước mình trước đây. Vì sao Việt Nam có tài nguyên tương đối phong phú, dân số vào loại đông (hiện trên 100 triệu người), có sự thống nhất về văn hóa (truyền thống, ngôn ngữ…), môi trường quốc tế cơ bản thuận lợi, nhân dân có khát vọng làm giàu..., nhưng sau năm mươi năm vẫn chưa thuộc nhóm các nước thu nhập cao?

Có một câu hỏi nữa: Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, làm sao để công chức phải tận tụy và thật sự thanh liêm, làm đúng thiên chức của một công bộc cũng như của một doanh nhân làm ăn chân chính, có tinh thần doanh nghiệp là có thể trở thành tấm gương để xã hội ngưỡng mộ. Hy vọng qua cuốn sách này với rất nhiều tấm gương một lòng vì nước thương dân sẽ truyền được cảm hứng, lan tỏa niềm hy vọng đó.

Nhiều năm dạy đại học, có dịp nghiên cứu nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, là giáo sư thỉnh giảng nhiều trường đại học trong nước, GS Trần Văn Thọ là người có thẩm quyền trong việc hệ thống một số vấn đề cần phải sửa đổi của giáo dục đại học ở nước ta. Kinh nghiệm đào tạo ở các nước tiên tiến, nghiền ngẫm thực tế một thời gian dài, đau đáu với kết luận rằng, nếu không đổi mới thật sự nền giáo dục thì Việt Nam khó phát triển nhanh và bền vững. GS Trần Văn Thọ là một trong những học giả khẩn thiết kiến nghị từ rất sớm việc về những vấn đề cốt lõi trong đổi mới giảng dạy, đào tạo, đặc biệt ở bậc đại học.

2-hoi-uc.jpg

“Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”

Hồi ức đến tương lai ở một chừng mực nào đó cũng là những chấm phá nói về chặng đường từ tuổi nhỏ, mê sách “thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, đến một GS Trần Văn Thọ với tư cách là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển. Đọc bài “Thuở chép thơ Đinh Hùng” bạn đọc hiểu về một tấm lòng, một tình yêu thơ ca da diết. Tôi nhiều lần may mắn được nghe ông đàn, với tôi ông là một pianist thực thụ. Những Hoài cảm (Cung Tiến), Diễm xưa (Trịnh Công Sơn), Đàn chim Việt (Văn Cao)… được ông thể hiện mê say. GS Trần Văn Thọ gần gũi với nhiều văn nhân thi sĩ, ông thuộc lòng nhiều đoạn văn của Nhất Linh, ông tìm thăm Cẩm Giằng, quê hương của Tự lực văn đoàn, ông đứng rất lâu trước tượng Tiên Điền, ông cảm nhận từng heo may trong “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” khi viếng nhà cụ Tam Nguyên…

GS Trần Văn Thọ là người am hiểu lịch sử nước nhà một cách sâu sắc và không ngừng làm phong phú kiến thức ấy khi đến bên đồi A1 để suy ngẫm tầm vóc vĩ đại chiến thắng Điện Biên Phủ, ông viếng nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, ông dừng chân rất lâu trước vạch sơn trắng trên chiếc cầu gỗ Hiền Lương, ông đi xuyên Việt từ Bắc vào Nam, ông lên Tây Nguyên để xúc động trước bạt ngàn bazan trù phú… GS Trần Văn Thọ tri kỷ với nhiều trí thức trong nước, với ai ông cũng được sự quý mến chân thành. Mấy năm gần đây ông chủ biên một số cuốn sách để kỷ niệm nhân ngày sinh của Phan Huy Lê, Cao Huy Thuần, Phạm Chi Lan, Kim Hạnh… mở ra một hình thức biết ơn đáng để nhân rộng.

Có lần, học giả Nguyễn Văn Xuân nói với tôi: Trần Văn Thọ là người viết rất hay về tương lai, cũng như tôi (Nguyễn Văn Xuân) là người có thẩm quyền viết về những vấn đề của quá khứ. Tôi nghĩ nhận xét trên của tác giả “Bão Rừng” là sự chia sẻ, đánh giá rất chính xác về GS Trần Văn Thọ.

*

GS Trần Văn Thọ, bằng tâm huyết và trí tuệ của mình là một trong những người kiên trì và chân thành nhất trong việc góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường. Hồi ức đến tương lai không chỉ là sách mà còn là một tấm lòng.

Hồi ức đến tương lai ở một chừng mực nào đó cũng là những chấm phá nói về chặng đường từ tuổi nhỏ, mê sách “thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, đến một Trần Văn Thọ trong tư cách là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

Theo MAI ĐỨC LỘC (baodanang.vn)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....