'Báu vật' của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Kơ nia là tên địa phương của loài thực vật có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia, nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Ở châu Á, cây kơ nia có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và VN.

Rừng cây kơ nia ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn (Bình Định). ẢNH: HẢI PHONG
Rừng cây kơ nia ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn (Bình Định). ẢNH: HẢI PHONG
Cây kơ nia có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi ở nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ. ẢNH: HẢI PHONG
Cây kơ nia có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi ở nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ. ẢNH: HẢI PHONG

Ở VN, kơ nia tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tây nguyên như Kon Tum, Đắk Lắk. Đặc biệt, với người đồng bào Tây nguyên, loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Họ coi loài cây này là nơi trú ngụ của thần thánh, vong linh những người đã khuất nên rất ít khi họ đụng chạm, chặt phá.

Trên nương rẫy của đồng bào Tây nguyên thường có các cây kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Cây có sức sống rất dẻo dai nhờ thân to thẳng, rễ cọc ăn sâu, vững chãi lại chịu hạn tốt.

CỤM RỪNG NGUYÊN SINH

Tại làng Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn (Bình Định) hàng chục cây kơ nia có tuổi thọ hàng trăm năm, đang vươn mình tươi tốt trông như một "cụm rừng nguyên sinh" ở đồng bằng. Đây là một điều lạ, vì tại đồng bằng, rất hiếm khi thấy được bóng dáng cây kơ nia, mọc thành rừng.

Người dân thôn Hòa Mỹ cho rằng rừng kơ nia hàng trăm năm tuổi này là nét đặc trưng không riêng người dân thôn Hòa Mỹ mà của xã Nhơn Phúc, thậm chí người dân cả tỉnh Bình Định biết đến cũng sẽ thấy tự hào vì có một rừng kơ nia cổ thụ độc đáo, vô giá được người dân gìn giữ bao đời nay. Vậy nên người dân nơi đây rất ý thức và trách nhiệm để chăm sóc, bảo vệ.

Cây Kơ nia sừng sững vươn mình che bóng mát. ẢNH: HẢI PHONG
Cây Kơ nia sừng sững vươn mình che bóng mát. ẢNH: HẢI PHONG

Ông Nguyễn Văn Cửu (65 tuổi, ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc) cho biết, khi ông còn nhỏ đã thấy rừng kơ nia cao lớn ở đây, không biết rừng cây này có từ thời nào. Ở địa phương, người dân thường gọi cây kơ nia là cây cầy.

Ông Cửu kể, lúc trước rừng kơ nia có tới cả trăm cây lớn nhỏ. Có những cây cao tới hàng chục mét, đường kính một số gốc khá lớn, phải 2 - 3 người ôm mới xuể. Điều đặc biệt của loài cây này là xanh tốt quanh năm bởi không có mùa thay lá. Nhiều loài chim, thú thường tìm về đây trú ngụ tạo nên hệ động, thực vật phong phú, đa dạng.

Lúc nhỏ, ông hay cùng đám bạn đi thả bò, chăn trâu cứ nắng là vào rừng kơ nia núp dưới tán cây. Mùa kơ nia sai quả, nhiều đám trẻ tranh nhau nhặt trái để ăn. Hạt kơ nia ăn rất ngon, béo nên bây giờ đã trở thành đặc sản.

"Mỗi độ cây kơ nia cho quả, bọn trẻ chúng tôi thường rủ nhau trèo lên trên ngọn hái những quả chín có màu vàng tươi rồi dùng đá đập thật mạnh lấy phần nhân bên trong để ăn. Nhân có vị bùi, béo như hạt điều, hạt mắc ca nhưng không ngấy. Ai lớn tuổi hơn thì dạo quanh gốc, nhặt những hạt rụng xuống đất đem về chôn trong vườn nhà cho tróc hết phần vỏ, lấy hạt rửa phơi khô dùng dần", ông Cửu nói.

LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ RỪNG CÂY DI SẢN

Toàn thôn Hòa Mỹ có 3 khu vực có cây kơ nia mọc. Tuy nhiên, nhiều nhất phải kể đến khu vực nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ (trước đây là khu đình làng). Ông Trương Đình Vọng (62 tuổi, ở thôn Hòa Mỹ) chia sẻ: "Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên tai, nhân tai, số lượng cây kơ nia bị giảm sút đáng kể. Qua thống kê, hiện nay chỉ còn khoảng hơn 30 cây. Điều đó khiến những người gắn bó lâu đời với rừng kơ nia như tôi rất buồn".

Những tán cây Kơ nia vươn mình đón nắng mai. ẢNH: HẢI PHONG
Những tán cây Kơ nia vươn mình đón nắng mai. ẢNH: HẢI PHONG

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, rừng cây kơ nia mọc nhiều nhất tại nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ, bên ngoài khuôn viên cũng có một số cây. Dưới gốc cây là những thảm cỏ xanh mướt đang vươn mình đón ánh nắng ban mai. Những cây kơ nia ở đây tươi tốt, tán rộng che mát cả một khu vực. Những loài sóc, chim hay trú ngụ trên cây, đặc biệt ong rừng cũng về đây hút mật, xây tổ.

Dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh những gốc cây kơ nia, ông Phan Văn Thiệt, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Hòa Mỹ, cho biết hiếm nơi đâu trên địa bàn tỉnh Bình Định có rừng cây kơ nia như thế này nên nó đã trở thành "độc nhất vô nhị", được người dân nơi đây ví như "báu vật", quyết không cho bất kỳ ai xâm hại đến.

Cũng theo ông Thiệt, dân làng ai nấy đều mong muốn "trợ sức" để rừng cây kơ nia mãi trường tồn, hiện diện, là biểu tượng của làng mỗi khi nhắc đến. Cứ mỗi độ trưa hè, mọi người thường tề tựu về nhà văn hóa, cùng nhau ngồi dưới bóng mát của cây kơ nia kể cho nhau những câu chuyện về cuộc sống, về loài cây xa lạ mà thành thân thương quá đỗi.

"Để bảo vệ, giữ gìn vườn kơ nia, Ban dân chính thôn Hòa Mỹ và các cụ cao niên trong thôn thường xuyên nhắc nhở người dân địa phương không được chặt cây lấy gỗ hoặc đốt phá cây. Một quy tắc "bất thành văn" được lập ra là ai chặt phá cây sẽ bị "bêu tên, kiểm điểm" trong các cuộc họp thôn, xóm. Hầu hết người dân trong thôn đều tự giác chấp hành, bởi họ không muốn phá vỡ quy tắc", ông Thiệt nói.

Người dân ở thôn Hòa Mỹ xem rừng Kơ nia như báu vật. ẢNH: HẢI PHONG
Người dân ở thôn Hòa Mỹ xem rừng Kơ nia như báu vật. ẢNH: HẢI PHONG

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Thanh Loan, Phó chủ tịch phụ trách UBND xã Nhơn Phúc, cho hay người dân địa phương là "cánh tay nối dài" trong việc khoanh vùng, bảo vệ, bảo tồn, chăm sóc và phát huy giá trị của rừng cây kơ nia. Chính vì vậy, địa phương luôn tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt để người dân nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của rừng kơ nia. Nó không những được ví như "lá phổi xanh" cho thôn Hòa Mỹ mà còn là loại dược liệu quý, bởi theo y học, một số bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc chữa no hơi, đầy bụng, trừ sốt rét rừng...

Theo ông Loan, chính quyền địa phương sẽ chỉ đạo Ban dân chính thôn Hòa Mỹ thành lập tổ tự quản để có những biện pháp chăm sóc, theo dõi rừng kơ nia tốt hơn trong thời gian tới.

"Về lâu dài, địa phương sẽ lập hồ sơ đề nghị cơ quan chức năng công nhận rừng kơ nia là rừng cây di sản VN và có định hướng phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng tại địa phương gắn liền với rừng cây kơ nia", ông Loan cho biết thêm.

Theo Hải Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null