Nhiều ngư dân câu mực ở Quảng Ngãi, Quảng Nam kể lại, năm 1998 đã đi bạn trên tàu câu mực ở thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2000 đến nay, nghề câu mực ở Đà Nẵng giảm dần nên ngư dân về quê đóng tàu và bắt đầu những chuyến đi dài ngày ròng rã và tàu cập vào hoặc đi qua hầu hết các đảo Sơn Ca, An Bang, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Gạc Ma,…
Trong ký ức của người lính trở về từ trận chiến Gạc Ma là những chàng trai trẻ rời bờ lên tàu ra Trường Sa năm 1988 ngày ấy với tinh thần hừng hực ra đi để bảo vệ Tổ quốc. 35 năm sau cuộc chiến, tinh thần ấy tiếp nối theo từng con sóng.
Trong 64 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, Trường Sa (Khánh Hòa) ngày 14.3.1988, có 19 người thuộc lực lượng phòng thủ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), trong đó có 2 y sĩ là Hồ Công Đệ và Phan Huy Sơn.
Thời khắc đặc biệt chào đón năm mới 2023, chúng tôi được hòa mình vào không khí sôi nổi của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và nhân dân huyện đảo Trường Sa đang ra sức thi đua, rèn luyện, hăng say lao động, sẵn sàng chiến đấu, lập thành tích chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023).
Làng chài câu mực Trường Sa ở vạn chài Cù Lao - Mỹ Tân (xã Bình Chánh, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) có hơn 2.000 ngư phủ mưu sinh dài ngày ở Trường Sa. Ngư dân vừa giữ nghề truyền thống, vừa tạo điểm nhấn ở thu nhập vào tốp cao nhất trong số các làng chài ven biển VN.
Dương Thị Hiếu Ngân, sinh viên năm thứ 4, Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) là một trong số ít sinh viên đã đến Trường Sa để hoạt động tình nguyện, vừa giành danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp T.Ư.
Lý Sơn, đảo của những kình ngư hiên ngang Hoàng Sa, Trường Sa trên hàng ngàn con tàu, ai cũng có thể là “sói biển“. Từng lừng lẫy “sói biển“ Mai Phụng Lưu, gần đây là Bùi Văn Phải (32 tuổi)… Còn chuyện về “sói già“ 70 tuổi Nguyễn Quốc Chinh thì miên man như sóng gió ngàn năm nơi đảo nhỏ tiền tiêu này.
(GLO)- Ngày 8-11, tàu Helios Leader (quốc tịch Nhật Bản) đang trên đường đưa 303 công dân Sri Lanka nghi vượt biên trái phép gặp nạn tại khu vực Trường Sa của Việt Nam về Vũng Tàu.
Ở các căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm của Việt Nam tại Trường Sa, có những chiếc xuồng tuần tra cao tốc Trung Quốc trang bị vũ khí rượt đuổi tàu thuyền đi ngang qua. Ngư dân Bình Thuận, Quảng Ngãi gọi đó là 'trâu điên'…
Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan.
Bãi Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam, bị phía Trung Quốc đánh chiếm ngày 14.3.1988, và đến nay phía Trung Quốc đã xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đó.
Từ giữa năm 2021 đến nay, các phóng viên, cộng tác viên Báo Thanh Niên đã có nhiều chuyến công tác, ghi nhận việc tàu thuyền trung quốc vẫn neo đậu dài ngày, tại một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Trường Sa, tên gọi nghe quen thuộc và gần gũi. Giữa sóng gió trùng khơi, giữa nắng nóng nung người, đảo ngày một xanh hơn, đẹp hơn. Trong thanh âm thầm thì của biển cả, nghe ra, có cả tiếng chuông chùa, và lời hát tha thiết bay lên của tuổi đôi mươi...
Việc hưởng ứng tham gia ủng hộ kinh phí đóng xuồng chủ quyền tặng cho huyện đảo Trường Sa nhằm tạo điểm tựa cho người dân Trường Sa bám trụ nơi hải đảo biên cương của Tổ quốc.
Những người tham gia buổi lễ đã dành một phút mặc niệm và dâng hương tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma; đồng thời tổ chức thả vòng hoa, hoa đăng trên sông Hàn để tri ân các liệt sỹ.