“Tổ quốc bên bờ sóng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Lần thứ 3 tổ chức, cuộc thi dành cho tất cả công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên trong và ngoài nước, người nước ngoài đang công tác và sinh sống ở Việt Nam. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 10-3 đến 10-7-2025. Tại Gia Lai, các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) cho biết không bỏ lỡ cơ hội tham gia sân chơi ý nghĩa, hấp dẫn và uy tín này.

tac-pham-cau-lac-bo-tuoi-tre-vi-bien-dao-que-huong-tien-cac-chien-si-ra-truong-sa-lam-nhiem-vu-nsna-nhat-hanh.jpg
Tác phẩm “Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tiễn các chiến sĩ ra Trường Sa làm nhiệm vụ” của NSNA Nhất Hạnh.

Sau 2 lần cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” tổ chức vào các năm 2021, 2023, một số NSNA ở Gia Lai đạt giải hoặc có ảnh được chọn triển lãm.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc cho hay: Anh có 1 tác phẩm đạt giải khuyến khích năm 2021. Đó là bức “Nghệ nhân làm tôm tre” chụp nghệ nhân Nguyễn Minh Châu (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tỉ mỉ chế tác tôm hùm từ tre-sản phẩm du lịch độc đáo, tinh xảo.

“Là người chơi ảnh, trước những cuộc thi có tính chất quảng bá, tuyên truyền về chủ quyền đất nước, tôi rất quan tâm. Dù đây là sân chơi khó nhưng tôi mong muốn được thử sức”-anh Quốc bày tỏ.

tac-pham-nghe-nhan-lam-tom-tre-dat-giai-khuyen-khich-cua-cuoc-thi-nam-2021-anh-nsna-nguyen-linh-vinh-quoc.jpg
Tác phẩm "Nghệ nhân làm tôm tre" đạt giải khuyến khích của cuộc thi năm 2021 (ảnh NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc)

Nhiều năm qua, cuộc thi phát động nhằm đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, thông tin đối ngoại về chủ quyền biển, đảo; khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, những nỗ lực của các địa phương trong thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quảng bá tiềm năng, vẻ đẹp của thiên nhiên, con người vùng biển, đảo Việt Nam đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Cuộc thi kêu gọi, động viên sự tham gia, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nhất là các NSNA sáng tạo nhiều tác phẩm mới, giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, thúc đẩy phong trào sáng tác ảnh nghệ thuật về biển đảo, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Theo NSNA Nguyễn Ngọc Sơn-Chi hội trưởng Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh, ngoài tác phẩm đạt giải kể trên của NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc, hội viên chi hội cũng từng có tác phẩm được chọn triển lãm tại cuộc thi. Năm 2021, NSNA Nhất Hạnh có 2 bức ảnh tham gia triển lãm sau chuyến đi thực tế ở Trường Sa năm 2020 gồm: “Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tiễn các chiến sĩ ra Trường Sa làm nhiệm vụ” và “Quà xuân từ đất liền tặng các cháu ở đảo Sinh Tồn”.

Bản thân NSNA Nguyễn Ngọc Sơn cũng có 1 bức được triển lãm năm 2023, đó là tác phẩm “Quà của biển” chụp tại Bà Rịa-Vũng Tàu. “Các tác phẩm vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính chính trị, góp phần truyền tải thông điệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam đến người thưởng lãm”-NSNA Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ.

tac-pham-qua-cua-bien-nsna-nguyen-ngoc-son.jpg
Tác phẩm “Quà của biển” (NSNA Nguyễn Ngọc Sơn)

Chi hội trưởng Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh cho rằng: Những sáng tác về biển đảo luôn mang lại cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ đối với các tay máy xứ sở cao nguyên. Một trong những trở ngại lớn là không có nhiều cơ hội tiếp cận dài ngày với môi trường biển đảo để canh từng góc máy, bắt trọn từng khoảnh khắc đẹp hoặc hướng sáng lý tưởng.

Trong khi đó, NSNA Nhất Hạnh kể câu chuyện “vượt khó” về tuổi tác khi tham gia chuyến thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa ở thời điểm… xấp xỉ 70 tuổi. Tận dụng cơ hội, đảo nào ông cũng xông pha để ghi lại càng nhiều tác phẩm càng tốt vì xác định khó lòng được quay trở lại lần nữa để tiếp cận nguồn tư liệu quý giá này.

Năm nay, các tay máy tại Gia Lai tiếp tục gửi ảnh tham gia cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng”, nhất là khi Ban tổ chức đưa ra những gợi ý sát sườn về đề tài. Đó có thể là vẻ đẹp thiên nhiên biển, đảo Việt Nam; đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của ngư dân trên biển; hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo; các công trình kinh tế-xã hội, văn hóa trên các vùng biển, đảo.

Các tay máy còn có thể quảng bá bằng hình ảnh về du lịch biển và phát triển bền vững; những tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ hệ sinh thái đại dương; các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển biển, đảo.

Cùng với đó, phản ánh những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với hội nhập quốc tế, khai thác tài nguyên biển bền vững và khẳng định vị thế quốc gia biển mạnh; những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương ven biển sau gần 40 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới; thời gian sáng tác từ năm 2023 đến nay.

Từng tham gia trại sáng tác do Hội NSNA Việt Nam tổ chức tại TP. Nha Trang năm 2023, NSNA Nguyễn Linh Vinh Quốc đã “có chút vốn” tham gia cuộc thi năm nay. Tuy nhiên, anh đề xuất: “Rất mong Hội Văn học Nghệ thuật hoặc lãnh đạo tỉnh quan tâm tổ chức thêm những chuyến sáng tác tại một số tỉnh ven biển tạo điều kiện để anh em nghệ sĩ sáng tạo thêm những tác phẩm đẹp về biển đảo đất nước”.

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.