Nhớ tháng 5 Điện Biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày tháng Năm, dòng hồi ức Điện Biên hào hùng lại sống dậy đầy xúc động, khắc khoải bao niềm riêng trong lòng mỗi cựu binh, thân nhân liệt sĩ.

thang-5-dd.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết cùng đoàn công tác của tỉnh thăm hỏi gia đình liệt sĩ Nguyễn Quận nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2024. Ảnh: HỒ QUÂN

Một thời xung phong

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, bà Nguyễn Thị Mạnh (SN 1938, quê tỉnh Hà Nam) quyết định gắn bó với mảnh đất Đại Hồng (Đại Lộc) - nơi từng in dấu chân bà trong hành trình theo đuổi lý tưởng cách mạng.

Hôm nay, vết thương chiến tranh hằn in trên thân thể vẫn ngày ngày bào mòn sức khỏe, khiến việc đi lại, sinh hoạt của bà gặp nhiều khó khăn. Nhưng với bà, mỗi vết thương là một phần ký ức hào hùng, gắn liền với chặng đường xung phong đầy tự hào.

Bà Mạnh sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Ngôi nhà ở quê Hà Nam từng là căn cứ bí mật của cán bộ tiền khởi nghĩa, bộ đội chống Pháp. Ngay từ nhỏ, bà đã thấm nhuần tinh thần yêu nước, ấp ủ khát vọng cống hiến cho cách mạng.

Năm 16 tuổi, hưởng ứng phong trào “Tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ”, bà cùng bạn bè trang lứa hăng hái lên đường. Được phân công làm “anh nuôi” trong đơn vị, bà nhanh chóng thích nghi với điều kiện nấu nướng khắc nghiệt nơi chiến hào.

“Tôi nghe anh chị đi trước kể lại, giai đoạn đầu mở chiến dịch, “anh nuôi” phải nắm cơm từ tuyến sau đưa lên để bộ đội no bụng đánh giặc. Mỗi lần dựng bếp rất vất vả, phải đốt bằng củi khô, rồi thay nhau quạt để tản khói, tránh địch phát hiện mà nã pháo. Không ít lần bom rền khiến gạo, nồi văng tứ tung... Từ khi có sáng kiến bếp Hoàng Cầm, “anh nuôi” đào bếp ngay bên hầm súng, nhờ vậy có thể nấu cơm nóng mỗi ngày” - bà Mạnh kể.

Đào bếp Hoàng Cầm là bài học đầu tiên của bà Mạnh nơi Điện Biên khói lửa. “Bếp được đào nhiều rãnh thoát khói. Dù nhóm lửa ban ngày, khói tan nhanh nên phi cơ địch rà trên đầu cũng không phát hiện” - bà chia sẻ.

Trong một lần chuyển lương thực, bà Mạnh giẫm phải mìn do địch giăng, khiến thân thể chi chít vết thương. Dù được chuyển về tuyến sau điều trị, nhưng mỗi lần nghe tiếng bom rơi, đạn nổ, lòng bà lại thổn thức nỗi lo về đồng đội. Chưa kịp lành hẳn, bà đã xin quay lại chiến hào, tiếp tục sát cánh cùng đơn vị.

Còn bà Hoàng Thị Miều (SN 1938, quê Hải Hương, hiện sinh sống tại xã Đại Hồng, Đại Lộc) tâm sự, bà lên chiến trường Điện Biên khi mới 16 tuổi. Ngày đầu vào đơn vị, bà được giao hỗ trợ lực lượng quân y cứu thương. Dáng vóc nhỏ bé nhưng bà gan dạ, tay chân nhanh nhẹn. Mỗi khi có thông tin bộ đội bị thương, bà lại len lỏi dưới chiến hào để đưa thương binh về tuyến sau cứu chữa.

Xót thương những anh lính trúng đạn, bê bết máu, lấm lem bùn đất, bà Miều hỗ trợ quân y sơ cứu vết thương ban đầu. Nhiều người tỉnh lại sau ca phẫu thuật, bà lại ân cần vỗ về, chăm sóc, đút từng muỗng cháo.

Cô thanh niên xung phong Hoàng Thị Miều vui tính, hay pha trò làm cho thương binh vơi bớt đau đớn. Những nỗ lực của người làm công tác quân y như bà đã cứu sống biết bao anh lính trẻ giữa lằn ranh sinh tử, giúp họ khỏe mạnh trở lại, tiếp tục chiến đấu.

Nỗi nhớ thân nhân

Dời nhà từ xã Tam Sơn về xã Tam Xuân 1 (Núi Thành), bà Nguyễn Thị Vân mang theo giấy tờ, huân chương, Tổ quốc ghi công của người chú là liệt sĩ Nguyễn Quận để thờ cúng. Đó là chút thông tin ít ỏi về liệt sĩ Quận, kể từ ngày ông tham gia cách mạng từ năm 1941.

Bà Vân cho biết, sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (năm 1975), gia đình mới nhận được giấy báo tử. Trong giấy ghi rõ: ông Nguyễn Quận tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ với chức vụ Tiểu đội trưởng và hy sinh vào ngày 7/5/1954.

Vinh dự lớn nhất với gia đình là Huân chương Chiến thắng hạng Nhất do Chính phủ truy tặng vì thành tích trong kháng chiến chống Pháp. Huân chương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ngày 18/3/1958.

Đến nay, đã 71 năm kể từ ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng, nhưng gia đình bà Vân vẫn chưa rõ mộ phần liệt sĩ ở đâu, chỉ lập bàn thờ tại nhà.

“Gia đình rất mong Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông tin về nơi chôn cất hoặc quy tập liệt sĩ Nguyễn Quận. Nếu chưa được quy tập, mong Nhà nước tiếp tục tìm kiếm để gia đình yên lòng” - bà Vân mong mỏi.

Liệt sĩ Phan Đức Hương là ông nội chú của ông Phan Đức Bốn (xã Bình Dương, Thăng Bình). Đến nay, thông tin về liệt sĩ cũng chỉ vỏn vẹn trong giấy báo tử do Nhà nước gửi về năm 1975. Liệt sĩ Phan Đức Hương sinh năm 1927, nhập ngũ tháng 8/1947; khi hy sinh mang cấp bậc Tiểu đội trưởng, thuộc Trung đoàn 84; mất ngày 15/6/1953 tại Điện Biên Phủ.

“Những năm qua, thân nhân liệt sĩ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo đầy đủ. Nhưng nỗi trăn trở lớn nhất là gia đình chưa tìm được hài cốt. Hơn 50 năm nay, tôi vẫn thờ tại nhà và mong mỏi có ngày đưa liệt sĩ về với quê hương” - ông Bốn chia sẻ.

Theo LÊ MỸ (baoquangnam.vn)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.