Thảm họa lũ lụt tại Libya, hơn 11.300 người chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai con đập gần thành phố Derna của Libya bị vỡ vào sáng sớm 11/9 dưới áp lực từ lượng nước khổng lồ sau cơn bão Daniel gây ra thảm họa lũ lụt chưa từng có tại đất nước Bắc Phi này.
Thảm họa lũ lụt quét sạch thành phố Derna của Libya. Ảnh AP.
Thảm họa lũ lụt quét sạch thành phố Derna của Libya. Ảnh AP.

Quá trình tìm kiếm và xử lý các thi thể những người thiệt mạng trong trận lũ vẫn đang được tiến hành. Theo Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ tại Libya, hơn 11.300 người đã được xác định là thiệt mạng trong thảm họa.

Thị trưởng Derna cho biết con số trên thực tế còn có thể cao hơn, thậm chí lên đến 20.000 người. Dòng nước lũ đổ về Derna sau khi các con dập bị vỡ được mô tả như một trận sóng thần khổng lồ.

Mặc dù giới chính trị tại Libya cho rằng những gì xảy ra hoàn toàn là “thảm họa thiên nhiên”, thì các chuyên gia lại cho rằng tham nhũng, bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng kém cũng như bất ổn kéo dài đã khiến đất nước này không có khả năng ứng phó với một cơn bão và lũ lụt.

Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao của “Nhóm khủng hoảng quốc tế về Libya”, cho biết: “Tình trạng hỗn loạn chung cũng đồng nghĩa với việc có nhiều tranh cãi về việc phân bổ các khoản ngân sách”.

Gazzini nói thêm, trong ba năm qua, không có ngân sách cho phát triển, ngân sách dành cho cơ sở hạ tầng sẽ giảm và không có phân bổ cho các dự án dài hạn tại Libya. “Không bên cầm quyền nào trong hai chính phủ tồn tại song song ở Libya đủ hợp pháp để thực hiện các kế hoạch lớn, hạn chế sự tập trung vào cơ sở hạ tầng”.

Một góc của Derna trước và sau trận lũ. Ảnh AP.

Một góc của Derna trước và sau trận lũ. Ảnh AP.

Hai chính quyền tồn tại song song ở Libya sau chính biến năm 2011, một bên được quốc tế ủng hộ và chính quyền ở Tripoli – miền Tây đất nước, còn chính quyền quân sự khác lại kiểm soát phần phía Đông đất nước, nơi có thành phố Derna. Hai bên nhiều lần giao tranh, chính quyền không thể tổ chức cuộc bầu cử tổng thống theo kế hoạch vào năm 2021.

Một ví dụ cụ thể về việc thiếu đầu tư công đó là các con đập ở Derna không đủ sức chống chọi với lượng nước bất ngờ đổ về.

Phó Thị trưởng Derna Ahmed Madroud trả lời báo chí cho biết các con đập đã không được bảo trì đúng cách kể từ năm 2002. Điều đó có nghĩa là cả chính phủ trước đó và các chính quyền sau chính biến năm 2011 đã không đảm bảo duy trì được cơ sở hạ tầng quan trọng.

Năm ngoái, một bài báo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Omar Al-Mukhtar đã cảnh báo rằng hai con đập cần được quan tâm sửa chữa khẩn cấp, đồng thời chỉ ra “nguy cơ lũ lụt cao”. Tuy nhiên, không có bất kỳ hành động nào được tiến hành.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

null